Bác sĩ trẻ vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm tận tay các hộ dân vùng phong tỏa
Nhận thông báo khu mình đang sống bị phong tỏa lúc 0h đêm ngày 31/7, anh Nguyễn Trung Nghĩa (bác sĩ khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba) không thể đến cơ quan làm việc. Nhận thấy tổ cung ứng hàng hóa trong địa bàn có nhiều cô chú đã có tuổi mà công việc này lại cần sức trẻ, không ngần ngại, anh liền đăng ký và dẫn dắt gần 30 bạn tình nguyện viên khác tham gia vào tổ cung ứng hàng hóa cho phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nguyễn Trung Nghĩa - bác sĩ khoa Phẫu thuật Hàm mặt
Nhận thông báo khu mình đang sống bị phong tỏa lúc 0h đêm ngày 31/7, anh Nguyễn Trung Nghĩa (bác sĩ khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba) không thể đến cơ quan làm việc. Nhận thấy tổ cung ứng hàng hóa trong địa bàn có nhiều cô chú đã có tuổi mà công việc này lại cần sức trẻ, không ngần ngại, anh liền đăng ký và dẫn dắt gần 30 bạn tình nguyện viên khác tham gia vào tổ cung ứng hàng hóa cho phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xin cống hiến ở "vùng đệm"
Mong muốn tham gia góp sức cùng đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh chung, anh Nghĩa chọn cống hiến ở "vùng đệm" - cung ứng, đảm bảo vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm đến tận tay các hộ dân trong vùng bị phong tỏa để đảm bảo "ai ở đâu ở yên đó", hạn chế tối đa việc tiếp xúc trong cộng đồng.
Chuẩn bị nhận thông báo gỡ lệnh phong toả tại phường Chương Dương, bác sĩ trẻ Trung Nghĩa (sinh năm 1988) nhớ lại những ngày tháng xung phong làm "thủ lĩnh" dẫn dắt đội tình nguyện hỗ trợ và vận chuyển hàng hoá.
Anh cho biết, ngày 31/7, khi đang trên đường đến bệnh viện trực, anh bất ngờ nhận thông báo phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (nơi gia đình mình sinh sống) đã có lệnh phong toả từ 0h đêm. Ngay lập tức, anh gọi đến lãnh đạo trực của bệnh viện, trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, trưởng/phó khoa bệnh viện để xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi được phân người vào thay thế, anh mới trở về nhà và thực hiện cách ly cùng gia đình.
Ngay ngày hôm sau, anh Nghĩa biết việc đi lại khó khăn, không có chợ và siêu thị, những hộ dân bên trong phải nhờ gửi nhu yếu phẩm từ bên ngoài vào. "Do đó, mình lên tìm hiểu trên nhóm công dân của phường về những thông tin cần thiết và biết hiện tại phường đang thiếu người cung ứng, vận chuyển. Hơn nữa, hôm đó khi gia đình mình nhận được đồ tiếp tế, thấy toàn các cô chú có tuổi bên hội phụ nữ phường, tổ trưởng/phó phường mà việc cung ứng hàng hoá lại nhiều, cần phải có sức khoẻ, sức trẻ.
Hơn nữa, chứng kiến mọi người mặc đồ bảo hộ, gửi đến từng hộ dân nên đi lại vất vả. Do vậy mình cũng muốn góp một chút sức nhỏ bé để cùng chung tay phòng chống dịch tại địa phương. Mình đã xin tham gia cùng đội ngũ cung ứng tiếp tế lương thực cho người dân trong khu phong toả", bác sĩ Nghĩa chia sẻ.
Khi nhận thông báo phong toả phải ở nhà, anh Nghĩa có hơi bỡ ngỡ và áy náy vì phải gián đoạn công việc tại bệnh viện một thời gian. Do vậy, anh vừa làm công việc là tình nguyện viên vận chuyển, cung ứng hàng hóa, vừa nhận điện thoại hoặc tin nhắn của người dân trong khu phong toả, khám tư vấn online cho người có vấn đề về răng miệng và vùng hàm mặt, đăng ký cùng 30 bác sĩ trong bệnh viện tham gia "Hội thầy thuốc đồng hành trên cả nước".
Bác sĩ trẻ Trung Nghĩa linh hoạt đổi vai trò trong từng hoàn cảnh, khi không được tới bệnh viện làm việc, anh sẽ làm thủ lĩnh Đoàn dẫn dắt đội TNV hoạt động.
Sống lại những ngày tháng tuổi trẻ cùng 27 bạn tình nguyện viên
Trong nhóm tình nguyện viên tham gia cung ứng, vận chuyển nhu yếu phẩm (đội nhóm Cầu Đất) gồm có 27 thành viên đều ở độ tuổi thanh thiếu niên: nhiệt tình, hoạt bát, năng động, có sức khoẻ và sức trẻ, không quản ngại mưa nắng và khó khăn đã cùng đến tham gia và nhìn nhau làm việc, gắn kết trở thành một đội ngũ đoàn kết, có ý thức trong việc phòng chống dịch và vệ sinh nơi mình đang hoạt động cung ứng.
"Công việc tình nguyện bắt đầu từ 8h đến 10h sáng và 14h đến 16h chiều, do vậy 6h mình dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, sau đó 7h15 bắt đầu ra chốt cửa khẩu, tập hợp mọi người và phân chia công việc, nhắn nhủ mọi người làm việc an toàn trong khu vực phong toả (mình hướng dẫn các bạn vệ sinh tay, hướng dẫn mặc, tháo đồ bảo hộ, vệ sinh khử khuẩn trước khi ra về…). Hôm nào về muộn nhất là khoảng 18h30 chiều.
Ban đầu mình lên tham gia gửi đồ, nhưng thấy cách xếp hàng hoá có phần lộn xộn, cứ có đồ là chất đầy lên xe, sau đó mình cùng một bạn nữa đi tìm nhà, tìm đồ rất vất vả mà mất rất nhiều thời gian với chuyến xe đó. Do vậy sau khi về chuyến thứ hai, xem xét được địa hình, mình và bạn Trung đã thống nhất cách làm việc (bên phải xe để nhà chẵn, bên trái nhà lẻ), chia theo khoang (khoang 1 là số nhà 2 - 300; khoang 2 là số nhà 4 - 500; khoang 3 là số nhà 6 - 700) để thuận tiện và đỡ tốn thời gian hơn", anh Nghĩa chia sẻ.
Hơn 20 tình nguyện viên của tổ cung ứng Cầu Đất đến từ những ngành nghề khác nhau: làm giáo viên, nhân viên văn phòng, bác sĩ, sinh viên, nhà tạo mẫu tóc, và thậm chí có những người ở đây chỉ là nơi tạm trú. Nhưng họ cùng chung một khát khao muốn và được cống hiến sức trẻ cho cộng đồng. Đó chính là điểm chung tạo nên sức mạnh giúp họ thực hiện hàng trăm chuyến vận chuyển hàng hóa cho từng hộ dân tại khu phong tỏa.
Các tình nguyện viên sẽ được cấp trang thiết bị bảo hộ để đưa lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu đến từng hộ gia đình trong khu cách ly với phương tiện vận chuyển hàng hoá là xe máy và ô tô điện hỗ trợ tăng cường. Đặc biệt, nhóm TNV đều đã được xét nghiệm và tiêm vắc-xin COVID-19 để đảm bảo an toàn và thuận tiện khi làm nhiệm vụ.
Những chiếc xe đầy ắp hàng hóa, nhu yếu phẩm.
Số lượng TNV nữ cũng khá nhiều, tuy sức khỏe không như các bạn TNV nam nhưng họ vẫn hoạt động hết mình và tràn đầy năng lượng.
"Các bạn tình nguyện viên giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hỗ trợ, khích lệ tinh thần và động viên nhau khi làm việc, mỗi chuyến xe đi mình luôn nhắc nhở các bạn “đi an toàn nhé”, mỗi chuyến xe cuối cùng về mình và các bạn còn lại sẽ ra vỗ tay để ủng hộ khích lệ cho chuyến xe cuối, đồng nghĩa với việc sẽ không bỏ lại ai phía sau", anh Nghĩa kể lại khoảnh khắc đáng nhớ khi làm việc cùng các bạn TNV trẻ.
Tranh thủ giờ giải lao, các bạn TNV ghi lại điệu nhảy sôi động, hào hứng để động viên đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu đang làm nhiệm vụ. Mặc dù hết 16 ngày cung ứng nhưng khi có việc gì phường cần hỗ trợ như gói đồ từ thiện hay vận chuyển, anh Nghĩa lại huy động và gọi điện cho các bạn TNV sẵn sàng hành động.
Nhớ tới những chai nước chanh mát, những hộp chè được người dân tặng trong lúc làm việc thay lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe khiến anh Nghĩa và các bạn TNV cảm thấy có động lực và hạnh phúc bởi công việc mình làm.
Một lời nhắn nhủ gửi trọn tâm tình từ cô gái sinh năm 1997 ở phố Cầu Đất, ngày nào cũng nấu chè, pha nước chanh ủng hộ đội TNV uống cho đỡ khát. Ngoài ra cũng còn nhiều gia đình khác ủng hộ nước uống và đồ ăn cho nhóm.
"Việt Nam - đẩy lùi COVID-19" là khẩu hiệu của nhóm tình nguyện viên Cầu Đất sau mỗi giờ làm việc mệt mỏi.
Nguyễn Ngọc Bảo Trúc, sinh viên trường Đại học Xây dựng Miền Tây không ngại khó khăn và nguy hiểm xung phong vào điểm...
Nguồn: [Link nguồn]