Bà nội xách cháu trai đến nhà bà ngoại rồi trói ở gốc cây, biết lý do ai cũng ngao ngán

"Bà nội đem cháu đến nhà bà ngoại, trói cháu lại, rồi đi mất", cậu bé nói được một câu rồi oà khóc nức nở.

Khoảng 23h đêm ngày 25/2/2018, cảnh sát Tứ Xuyên (Trung Quốc) nhận được cuộc gọi từ một người dân địa phương trình báo có một phụ nữ trói bé trai 5 tuổi vào gốc cây.

Người phụ nữ này đón cảnh sát đến hiện trường, nơi một cậu bé mặc áo phao, lưng đeo cặp sách và đang bị buộc vào gốc cây. Dù được mặc ấm nhưng giữa đêm nhiệt độ xuống thấp, cậu bé rét run cầm cập, mặt lấm lem, giọng nói khản đặc vì khóc hết nước mắt.

"Bà nội đem cháu đến nhà bà ngoại, trói cháu lại, rồi đi mất", cậu bé nói được một câu rồi oà khóc nức nở. Cảnh sát vỗ về thế nào cũng không khai thác được gì thêm.

Chợt người phụ nữ đứng bên cạnh lên tiếng: "Cháu ngoan của bà, đừng khóc nữa". Cảnh sát ngạc nhiên, ngay lập tức thẩm vấn người phụ nữ này. Sau một hồi người này mới khai là bà ngoại của cháu bé, trong khi trước đó giấu nhẹm đi quan hệ thân thiết với nạn nhân.

Theo Sina, sự việc lúc này đã rõ. Dạo gần đây bố mẹ của Hạo Hạo không hòa thuận với nhau kéo theo mối quan hệ nhà nội ngoại cũng đi xuống. Hạo Hạo ở với bà nội từ nhỏ, bởi bố mẹ đi làm xa. Chiều ngày 25/2, bà nội đưa Hạo Hạo đến nhà bà ngoại, đùn đẩy việc chăm sóc cháu nhưng bà ngoại nhất quyết không đồng ý.

Đến tối mà người bà ngoại này vẫn đóng cửa không mở, cố thủ trong nhà. Bà nội tức trói cháu vào gốc cây để không chạy theo mình, rồi bỏ về, ép bà ngoại phải ra.

Cảnh sát hết sức phân giải nhưng cả bà nội và bà ngoại đều không ai chịu đón Hạo Hạo về. Thương bé trai vừa đói vừa mệt, cảnh sát pha tạm mì tôm cho bé ăn, ôm cho ngủ. Đồng thời sau đó gọi được cho ông nội của bé.

Cậu bé bị bỏ đói từ trưa đến đêm. Ảnh: Sina.

Cậu bé bị bỏ đói từ trưa đến đêm. Ảnh: Sina.

Hơn 2h sáng ông nội tới nơi thì rất hối hận vì sự việc và hứa sẽ không để xảy ra tình trạng này nữa.

Cảnh sát khuyên, dù người lớn có mâu thuẫn gì cũng không được đem con trẻ ra hành hạ. May sự việc hôm nay chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng chắc chắn sẽ để lại chấn thương tâm lý trong bé. Gia đình cần quan tâm cháu hơn.

Những việc làm của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội trong đó giáo dục gia đình là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con trẻ.

Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở lọt lòng đến khi trưởng thành.

Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi thông qua đó, các thế hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi đứa trẻ.

Trong mỗi gia đình, kết hợp giữa giáo dục truyền thống với hiện đại, cha mẹ, ông bà không chỉ giáo dục con trẻ đạo đức và văn hóa gia đình, giáo dục lao động, giáo dục phát triển trí tuệ, giáo dục thể lực toàn diện, giáo dục thẩm mỹ; trong đó, việc giáo dục, dạy dỗ về thái độ, cử chỉ, giao tiếp và ứng xử.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một bộ phận gia đình hiện nay, nhân cách của con trẻ đang chịu tác động xấu bởi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, lối sống thực dụng, trọng tiền tài, vật chất nói chung, thiếu vắng sự chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ con trẻ nói riêng.

Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra IQ của trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố gia đình. Những việc làm sau của người lớn có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ:

Bắt con trẻ chịu trách nhiệm với cảm xúc của người lớn

Đúng là việc đổ lỗi sẽ làm tăng khả năng kiểm soát đối với trẻ và giảm gánh nặng nuôi dạy con của một phụ huynh độc đoán. Đứa trẻ dễ quản lý hơn nhưng chất đầy nỗi sợ hãi, ràng buộc về đạo đức. Con sẽ chọn hướng dễ dàng vì chúng yếu hơn.

Lớn lên, chúng chỉ co ro trong một giới hạn vì nỗi sợ đã lấn át tất cả. Đứa trẻ trở thành một người ngoan ngoãn nhưng không tự do và hạnh phúc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thường xuyên quát mắng

Khi trẻ phạm lỗi, người lớn thường có xu hướng lớn tiếng trách mắng, chỉ trích con. Trong 75 năm nghiên cứu về IQ của trẻ, các nhà nghiên cứu Đại học Harvard nhận thấy những đứa trẻ thường xuyên bị mắng có xu hướng suy giảm trí nhớ, hành động, tư duy chậm chạp hơn trẻ cùng độ tuổi. Ngoài ra, trẻ chịu bạo lực lời nói sẽ bị tổn thương tâm lý, tự ti và dần xa cách với cha mẹ.

Sự bất ổn trong gia đình

Sự bất ổn trong gia đình có thể là sự thay đổi nơi ở, người chăm sóc trẻ, tình cảm của cha mẹ (ly hôn hoặc có quan hệ ngoài luồng). Sự bất ổn có thể sẽ khiến con bạn gặp khó khăn, đặc biệt nếu chúng trải qua những thay đổi lớn từ khi còn nhỏ.

Ví dụ, khi một người trông trẻ đến và đi, con ngơ ngác không hiểu tại sao. Thói quen sinh hoạt của chúng cũng sẽ bị thay đổi. Đứa trẻ sẽ hình thành quan điểm: "Một người biến mất chỉ đơn giản là để được thay thế bởi một người khác".

Thường xuyên kìm hãm cảm xúc của trẻ

Trẻ nhỏ chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc như người lớn. Khi trẻ khóc, cha mẹ thường đe dọa, yêu cầu con nín ngay lập tức. Thực tế, khóc là biểu hiện cảm xúc của trẻ, là một kiểu giải tỏa thông thường.

Nếu cha mẹ cố kìm hãm cảm xúc, trẻ sẽ trở nên bức bối, thậm chí dẫn đến các vấn đề tâm lý. Khi không được giải tỏa cảm xúc, khả năng tập trung, tư duy của các bé cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thường xuyên đưa ra những ý kiến tiêu cực

Nhiều cha mẹ thường chê bai, đánh giá thấp con trẻ để khuyến khích các em phấn đấu, nỗ lực hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định đây là cách dạy con sai lầm, phản khoa học. Cha mẹ thường xuyên đưa ra những ý kiến tiêu cực có thể khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Khi tổn thương tâm lý, các em dễ suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực. Về lâu dài, chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc của trẻ có thể suy giảm.

Nguồn: [Link nguồn]

Cháu trai lười làm bài tập về nhà, bà nội cao tay đưa ra một đề nghị khiến cậu bé sợ hãi xin tha

Cách xử lý khôn khéo của người bà đã cho cháu trai thấy rõ tác dụng của việc học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN