Ba cô gái "Kỹ thuật" ở trường Bách khoa
Trong 5 gương mặt được T.Ư Đoàn trao giải ‘Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ năm 2021’ của các trường ĐH tại TP. HCM, riêng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) đã có đến ba.
Vượt lên những khó khăn đặc thù của sinh viên nữ theo học các chuyên ngành Kỹ thuật, cả ba còn gây ấn tượng mạnh vì đam mê nghiên cứu khoa học và năng nổ trong các hoạt động chung của trường. Cả ba vừa được trao giải thưởng "Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ 2021".
Ở khoa Điện – Điện tử của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), Nguyễn Thị Mỹ Thu là cái tên khá nổi bật trong các hoạt động học thuật của sinh viên. Vừa bước vào năm thứ nhất, Mỹ Thu đã “ghi điểm” khi tham gia cuộc thi Launch Time – Thiết kế Robot dò line dành cho sinh viên năm nhất Khoa Điện – Điện tử và giành luôn giải được yêu thích nhất. Năm 2020, cô bạn này giành giải Ba tại Humanoid Robot - Thiết kế Robot đá banh.
Phạm Thị Mỹ Thu là sinh viên giỏi toàn diện của trường ĐH Bách khoa năm học trước.
Đây là một trong rất nhiều thành tích về nghiên cứu khoa học của cô bạn này. Là sinh viên giỏi toàn diện của trường năm học vừa qua, Mỹ Thu còn gây ấn tượng khi là chủ nhiệm rất nhiều đề tài nghiên cứu thuộc chương trình Kỹ sư tài năng của trường ĐH Bách Khoa. Trong đó, đáng kể nhất là dự án “Thiết kế và phân tích Micro inverter nối lưới”. Thay vì sử dụng một bộ Inverter chung cho hệ thống năng lượng Mặt Trời, mỗi tấm pin (hoặc cặp pin) sẽ được đấu với từng Inverter riêng biệt (Micro Inverter). Các Micro Inverter trong hệ thống sẽ được đấu song song và hòa lưới.
Mỹ Thu còn đang là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Thiết kế và xây dựng Dual-protocol trên Soc Nordic cho các ứng dụng IoT”, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Là “dân Lê Hồng Phong” nức tiếng, Phạm Thiều Phương Nhi học giỏi nhưng khiến tất cả phải ngạc nhiên khi trở thành sinh viên Khoa Cơ khí. Cô bạn không chỉ phá tan những định kiến về sinh viên nữ học ngành kỹ thuật mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu.
Năm qua, Phương Nhi là đồng tác giả bài báo khoa học tại Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên của Khoa Cơ khí và dự kiến trình bày tại hội nghị khoa học quốc tế ICLIE 2021 - International Conference on Logistics and Industrial Engineering.
Phạm Thị Phương Nhi đang là chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM).
Đặc biệt, Phương Nhi là tác giả của ý tưởng “Dải phân ách thông minh” tham dự Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka và lọt vào vòng Chung kết Cuộc thi Sáng tạo trẻ giao thông xanh lần thứ 4, năm 2021. Đây là ý tưởng được đánh giá cao khi sử dụng các phương án khác nhau trong phân luồng, giảm thiểu ùn tắc giao thông công cộng, giảm thiểu tai nạn và có thể thích ứng, thay đổi phương án sắp xếp phù hợp với mật độ xe lưu thông, thời điểm và không gian giao thông ở các đô thị.
Không chỉ học giỏi, Phương Nhi còn gây ấn tượng vì năng nổ trong các hoạt động tập thể của trường. Cô bạn hiện là Chủ nhiệm CLB Sáng tạo học thuật của Khoa, thành viên ưu tú của Virtual Classroom do AIESEC tổ chức. Nhi cũng là đội phó Chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2021 tại xã Ia Yeng (tỉnh Gia Lai) và tham gia tổ chức Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Chợ Lách – Bến Tre.
Cũng là đồng môn Cơ khí như Phương Nhi, cô bạn Phạm Thị Phương Loan còn nổi bật bởi bề ngoài vô cùng xinh xắn, trắng trẻo. Năm 2019, khi mới là sinh viên năm 2, Loan đã giành giải Khuyến khích môn Chi tiết máy tại Olympic Cơ học toàn quốc.
Không chỉ đam mê nghiên cứu, Phương Loan còn gây ấn tượng với vẻ ngoài xinh xắn.
Trong năm này, Loan còn giành giải Nhì tại Automation Project-Based Learning Competition năm 2019. Đây là cuộc thi quy tụ rất nhiều sinh viên chuyên ngành Điện tự động của 5 trường ĐH chuyên ngành tại Việt Nam và được ĐH bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, được đánh giá bởi USAID và Rockwell Automation. Một năm sau, cô bạn đã tham gia viết báo cáo khoa học và được tham gia Hội nghị Khoa học công nghệ của Khoa Cơ khí.
Nguồn: [Link nguồn]
Thu Anh từng nghĩ trường Đại học Bách khoa Hà Nội không phù hợp với mình và muốn thi lại. Thế nhưng, khi nỗ lực thay...