Áp lực tiền bạc trong hôn nhân và những hóa giải chuyên gia mách bạn

Trong cuộc sống này dù ít hay nhiều thì ai cũng cần tiền. Áp lực tiền bạc trong hôn nhân quá lớn - Chuyên gia Đánh thức Tình yêu Nguyễn Đức Quỳnh hướng dẫn các cặp đôi cách hóa giải áp lực tiền bạc trong nhà.

Mọi nhu cầu nếu không phải là thiết yếu thì nguyên do đều xuất phát từ sự thiếu thốn tiền bạc bên trong của mỗi chúng ta mà ra. (Ảnh minh họa).

Mọi nhu cầu nếu không phải là thiết yếu thì nguyên do đều xuất phát từ sự thiếu thốn tiền bạc bên trong của mỗi chúng ta mà ra. (Ảnh minh họa).

Tiền bạc vì sao ai cũng cần đến thế?

Tiền bạc là một vật trung gian để trao đổi nhu cầu lẫn nhau.

Dù tài giỏi đến mấy mỗi người đều chỉ có thể tạo ra và đáp ứng được cho mình một số nhu cầu, còn lại phải dùng tiền bạc để mua như một cách trao đổi.

Cuộc sống ngày càng phát triển thì mức độ chuyên môn hóa lại càng cao, sự phân công công việc càng rõ ràng, người nào việc nấy, và mỗi người chỉ cần làm tốt phần việc của mình… nên vai trò vật trung gian là tiền bạc vẫn rất quan trọng – nhất là trong hôn nhân tiền bạc chi phối trực tiếp tới không khí, hạnh phúc, niềm vui, chất lượng sống của mọi cặp đôi.

Chỉ chuyện cho con ăn học - với nhiều nhà đã là gánh nặng tài chính. Nhu cầu học hành của con có ai tự đáp ứng được đâu, có ai tự dạy tất cả mọi thứ cho con, tự cấp bằng cấp chứng nhận các kiểu cho con đâu? Vì thế bố mẹ phải cho con đi học, và nai lưng kiếm tiền để trang trải cuộc sống và đóng học phí cho con.

Số tiền chi tiêu hàng tháng được tính toán thông qua các nhu cầu của mỗi thành viên – và thật là tốt khi mỗi tháng chúng ta có thể kiếm đủ tiền để đáp ứng nhu cầu và chi trả cho mọi hóa đơn.

Nhưng… lỡ chồng bỗng mất việc, vợ không đạt chỉ tiêu doanh số, con đau ốm bất thường, hay thiệp mời cưới, đám tang… đổ dồn đến khiến chúng ta gặp khó khăn tạm thời (có cầm cự và cố gắng để vượt qua). Chẳng may những thách thức này kéo dài hơn là đời sống gia đình và cuộc hôn nhân rơi vào khủng hoảng mọi mặt.

Và bạn có nhận ra, lắm lúc chúng ta mua những bộ quần áo mới để gia tăng niềm vui trong cuộc sống, nhưng rồi lúc mặc bộ đồ ấy lên người, ta không còn đủ sức để thật tươi và thật vui nữa vì đã quá kiệt sức trên con đường kiếm tiền?

Hóa giải khủng hoảng tiền bạc

Trong những thời điểm chật vật đó nếu hai vợ chồng đủ bình tĩnh và bình tâm để đón nhận, cảm thông, cùng nhau đặt mối quan hệ hôn nhân lên tầm quan trọng nhất – thì giải pháp dưới đây giúp bạn giảm đi áp lực của tiền bạc, cân bằng lại các mặt cuộc sống và đưa cuộc hôn nhân vượt qua những ngày mưa bão.

Ví dụ, mỗi tháng gia đình bạn cần 50 triệu để chu cấp cho nhu cầu của cả nhà – nếu tháng nào đó bị thiếu hụt, hay có vấn đề phát sinh… thì phản ứng số đông là tập trung vào các nhu cầu không được đáp ứng.

Như thế bạn sẽ rơi vào cảm giác bứt rứt, bất an, khó chịu, thậm chí đau khổ và sẽ dễ bị thu hút vào những giải pháp liên quan để làm sao kiếm được đủ tiền, hay nhiều tiền hơn!

Nhưng có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống của bạn và gia đình không phải là nhu cầu thiết yếu? Ví như vợ chồng bạn đã lên kế hoạch sẽ đưa con đi du lịch ở resort ven biển nhân dịp sinh nhật của con.

Bỗng một sự cố xảy ra khiến thu nhập của bạn bị ảnh hưởng, và kế hoạch ấy không thực hiện được.

Bạn buồn bã vì công việc gặp trục trặc, đau khổ vì không thể giữ lời hứa tổ chức cho con một sinh nhật 'đàng hoàng' như dự định...

Bạn hãy bình tâm nghĩ lại xem có thứ gì mất mát, hay tiêu cực ở đây không mà khiến bạn phải bận tâm và nặng lòng như thế?

Và còn rất nhiều thứ khác chẳng mấy ảnh hưởng đến sự sống còn của gia đình - nhưng bạn vẫn chọn nai lưng ra làm việc, kiếm tiền nhằm thỏa mãn những mong muốn ấy.

Mọi nhu cầu nếu không phải là thiết yếu thì nguyên do đều xuất phát từ sự thiếu thốn bên trong của mỗi chúng ta mà ra:

- Một tuổi thơ nghèo khó, phải mặc lại áo quần cũ của chị của anh khiến bây giờ chúng ta có thể trở thành một người nghiện mua sắm.

- Sự thiếu thốn tình thương từ thuở ấu thơ có thể khiến chúng ta trở nên nghiện ăn mà không hay biết.

- Bản thân bị thờ ơ, ghẻ lạnh, bỏ rơi từ nhỏ có thể khiến chúng ta muốn cho con cái mình một cuộc sống dư giả với những chuyến du lịch xa hoa, bữa ăn đắt tiền…

Chúng ta có thể có tất cả mà không cần phải dùng tới tiền bạc để mua.

Chúng ta có thể có tất cả mà không cần phải dùng tới tiền bạc để mua.

Thật vậy, sự thiếu thốn, tổn thương bên trong khiến chúng ta phản ứng lại thông qua các nhu cầu.

Nếu chúng ta nhìn ra nguyên nhân gốc rễ này, chúng ta sẽ tập trung giải quyết được những thứ khiến chúng ta cứ loay hoay và lạc bước trong đời.

Cụ thể:

- Nỗi sợ bị bỏ rơi sẽ được chữa lành bằng sự lắng nghe, thấu hiểu, đón nhận, quan tâm và dành cho nhau sự chân thành đầy tin cậy.

- Nỗi cô đơn bên trong sẽ được chữa lành bằng sự hiện diện trọn vẹn bên nhau.

Đôi khi chỉ cần thinh lặng để kết nối với chính mình và với nửa kia bằng sự ân cần và ấm áp, hố sâu tuyệt vọng bên trong sẽ dần được lấp đầy.

- Sự thiếu thốn về vật chất sẽ chỉ được chữa lành khi tâm hồn đầy ắp những niềm vui và hoan ca trong những trải nghiệm sống.

Chẳng phải sắm một bộ quần áo mới để giải sầu, ăn những món ngon để vui… sẽ trở nên không cần thiết khi lòng ta phơi phới và đủ đầy an vui?

Chúng ta có thể có tất cả mà không cần phải dùng tới tiền bạc để mua. Tiền nào có thể mua được một sự hiện diện trọn vẹn với đôi tai lắng nghe, con tim rộng mở, bàn tay ấm áp, sự kiên nhẫn và đón nhận trọn vẹn…

Khi tinh thần được lấp đầy an vui, những bà vợ sẽ giảm hẳn những "cơn nghiện" mua sắm, các ông chồng sẽ bớt nhậu nhẹt bù khú với bạn bè, hoặc cắm đầu vào game…

Và nếu không đi du lịch ở những resort 5 sao sang chảnh thì cuộc sống hôn nhân vẫn nhiều niềm vui. Dẫu có ăn những bữa ít thịt, nhiều rau thì cũng đủ đầy và ấm áp.

Một khi đời sống tinh thần được chữa lành và nâng cấp, nhu cầu xài tiền để tạo niềm vui sẽ giảm đi rất nhiều, cuộc sống sẽ trở nên tối giản và đi vào những điều cốt lõi.

Khi ấy mỗi tháng đôi khi chẳng cần đến 50 triệu chi tiêu, mà chỉ cần một nửa số đó thì cũng đã ổn rồi.

Nguồn: [Link nguồn]

Giới trẻ và chứng bệnh... “sợ hôn nhân”?

“Sợ hôn nhân” hay “từ chối” kết hôn không còn là một khái niệm xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Với nhiều người trẻ, việc chưa sẵn sàng, sợ phải sinh con, áp lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức Quỳnh ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN