“Anh không đòi quà” trá hình khoe thân
Nhiều bản cover "Anh không đòi quà" tung ra với mục đích khoe thân và được nổi tiếng.
Từ sự kiện chia tay đòi quà của cặp đôi Hà Nội dấy lên vào khoảng giữa tháng 11 vừa qua đã trở thành đề tài nóng cho cộng đồng mạng chế tác ra những sản phẩm hội họa và âm nhạc “có một không hai”.
Nổi bật nhất là MV “Anh không đòi quà” của rapper Karik, nhạc sĩ Only C và Amanda Baby. Ngay sau khi đăng tải trên Youtube, MV nhanh chóng thu hút cộng đồng mạng bởi cách thể hiện táo bạo. Nhạc điệu bài hát sôi động, ca từ khá phổ thông, phản ánh trực diện vào sự kiện “chia tay đòi quà” được cộng đồng mạng đả kích trước đó.
Người sáng tác không ngần ngại chỉ trích về tình yêu thực dụng của giới trẻ hiện tại, yêu nhau bằng vật chất, tiền bạc nên dễ dàng được nhiều bạn trẻ tiếp nhận. Hơn nữa, chính hình ảnh vừa đi vừa lột đồ đến khi chỉ còn bộ đồ lót trên người của nữ nhân vật chính khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” hơn bao giờ hết.
Clip "Anh không đòi quà" của Krik nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng
Với độ hot, clip nhanh chóng soán bảng xếp hạng các MV trong thời gian qua và đứng top đầu. Sau 2 tuần clip được tung lên mạng, gần 4,3 triệu lượt người xem và trên 13 nghìn người like, bình luận. Điều đáng nói, từ bản gốc nhân bản thêm hơn 20 bản chế khác được các bạn trẻ trên cả nước cover lại. Hiện có cả một “rừng” clip “Anh không đòi quà” đến từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Gia Lai, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu... với số lượng người xem lên đến hàng trăm ngàn lượt.
Vẫn giữ nguyên mô-tip của bản gốc, các clip luôn lấy cô gái cởi đồ làm trung tâm, nhân vật nam chỉ phụ họa bằng những hành động ngơ ngác, hát nhép và đi bên cạnh... cho vui. Một số bản sáng tạo thêm nhiều tình tiết hài, châm biếm để tăng thêm sức hấp dẫn. Hoặc đan xen thêm các sự kiện khuynh đảo cộng đồng mạng thời gian qua như hẹn hò 100k, cuồng Kim Tan, hôi của, tình yêu đồng giới….
Như một cuộc đua, việc chế tác các sản phẩm dưới dạng clip “anh không đòi quà” được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt. Trong các clip, các nhân vật thoải mái diễn xuất theo tinh thần “chơi chế”, những nữ chính không ngần ngại lột đồ, xuất hiện “hiên ngang” bằng những mảnh bikini đủ kiểu, khoe ra những đường cong nóng bỏng trên cơ thể.
Một số clip cover "Anh không đòi quà" phản cảm
Tuy nhiên, chẳng phải bản cover nào nhân vật nữ chính cũng có cơ thể đáng để khán giả chiêm ngưỡng. Nhiều cô gái không sở hữu thân hình xinh đẹp, vòng 2 vượt trội vòng 1 vẫn thích thú “khoe thân” và đã nhận không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng.
Theo chia sẻ của đông đảo cư dân mạng, do xuất hiện quá nhiều clip chế cùng thời điểm, nhiều người không có thời gian xem hết chỉ rê chuột để ngó màn cởi đồ sau đó so sánh cho vui. Bản nào có diễn viên đẹp nhấn like, viết vài ba câu bình khen nữ chính, bản cover xấu dislike ngay lập tức.
Có thể thấy, việc các bạn trẻ adua nhau làm clip thực chất là một hình thức khoe thân trá hình. Những cô gái có vóc dáng đẹp được dân mạng chú ý, nhiều người xem và bình luận. Cô gái nào may mắn, được cộng đồng mạng “chăm sóc” chu đáo, nhanh chóng nổi tiếng với cái tên gọi quen thuộc - “hotgirl”.
Tuy nhiên, các clip về sau không đánh bật được với bản gốc. Chưa kể, một số nhóm gặp phải không ít rắc rối trong quá trình ghi hình và hậu quả từ trò chơi giải trí quá lố này. Đó là vụ việc nhóm quay clip cover “Anh không đòi quà” của bảy thanh thiếu niên (trong độ tuổi từ 14-19) cả trai lẫn gái ở Cần Thơ bị công an xử lý phạt cảnh cáo vì cởi đồ nơi công cộng và mang theo vật dụng cấm.
Đến thời điểm hiện tại, việc cover clip "Anh không đòi quà" trở thành một trào lưu có những biến tướng quá lố, khiến nhiều người từ ủng hộ quay ra phê
Phiên bản "Anh không đòi quà" Cần Thơ
Nhóm bạn trẻ này đã bị Công an phường Hưng Phú (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) phạt hành chính vì mặc... nội y nơi công cộng.
phán, lên án kịch liệt. Một phần vì bị choáng ngợp với những bản nhái không có nội dung xuất sắc trừ màn “cởi đồ” của nhân vật nữ, một phần vì các bản cover đang dần lộ ra thói quen xấu của một bộ phận thích adua những thứ không tưởng, lợi dụng việc cover này để cởi áo khoe thân, mong muốn nổi tiếng và được chú ý.
Mặt khác, việc cover đi cover lại clip dạng “cởi đồ” như thế này hình thành một con đường tuyên truyền thứ văn hóa đồi trụy trong giới trẻ. Hầu hết các clip nhái lại đều sử dụng những cảnh quay không phù hợp, những cô gái thoải mái cởi đồ nơi cộng cộng làm xấu đi hình ảnh người con gái Việt và làm mất đi cái nhìn thiện cảm trong mắt mọi người.
Nhìn nhận theo hướng khách quan, việc cover một bài hát, clip nào đó không phải là chuyện xấu nếu có và hoàn toàn được ủng hộ nếu như nó có mục đích nhất định hay ít nhất là không phản cảm. Thế nhưng, hiện nay giới trẻ không nhận thức được những việc mình đang làm. Tâm lý chung của không ít bạn trẻ muốn chơi trội, muốn thể hiện mình, muốn được nhiều người xem, like và bình luận những sản phẩm “con cưng” của họ.
Chỉ cần hình ảnh, clip... của họ được nhiều người ca ngợi, những bạn trẻ này sẽ ngộ nhận là để được nổi tiếng không cần phải nỗ lực nhiều. Chính vì những điều đó đã khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc và định hướng không đúng đắn trong cuộc sống.
Xem thêm các bài viết liên quan: