9 việc nhỏ tưởng như không quan trọng nhưng lại châm ngòi khiến các cặp vợ chồng chán nhau, chẳng mấy hôn nhân đứng bên bờ vực thẳm
Có những quãng thời gian, vợ chồng chẳng cần có sự xuất hiện của người thứ 3 nhưng cũng trở nên bế tắc tới mức muốn tống khứ "nửa kia" ra khỏi cuộc đời của mình bởi những bất đồng.
Bên cạnh sự phản bội, mâu thuẫn tiền bạc... thì có nhiều vấn đề nhỏ nhặt vẫn đủ sức ảnh hưởng dẫn đến một cuộc hôn nhân tan vỡ (Ảnh minh họa)
Thậm chí, đôi khi còn có cảm giác hối hận vì lấy nhau, có ý nghĩ muốn ly hôn. Đó là điều chứng tỏ vợ chồng đang thấy chán nhau. Bởi ai cũng có khuyết điểm, khi sống chung một nhà đã lột trần nhau toàn diện từ thể xác đến tính cách.
Theo các chuyên gia tâm lý, các cặp đôi dễ dẫn tới tan vỡ hôn nhân ở các giai đoạn sau nếu như không biết vun vén. Bởi vậy, cả hai thời điểm này cần phải biết cách dung hòa. Việc giữ cái tôi quá lớn dễ trở thành "ngọn lửa" thiêu rụi tình cảm. Phát hiện rồi cần biết chấp nhận những sai lầm, điểm yếu, tính cách xấu xí của nhau để từ đó điều chỉnh cho phù hợp, tránh mâu thuẫn vợ chồng.
Dưới đây là 6 điều nhỏ nhặt nhưng dễ khiến các cặp vợ chồng xung đột với nhau cần phải tránh:
1. Tâm trạng stress
Một người chồng giãi bày, "Khi tan làm về đến nhà, tâm trạng tôi khá thoải mái, nhưng vợ tôi lại chịu áp lực công việc rất lớn nên lúc nào cũng mệt mỏi. Điều này đã dập tắt sự thoải mái trong tôi. Tôi cho rằng việc khiến người khác có tâm trạng xấu đi dễ hơn việc khiến họ vui vẻ rất nhiều".
Tâm trạng stress rất dễ "lây truyền" cho người khác. Tốt nhất, khi về nhà, bạn hãy gác lại những lo toan về công việc. Nếu có thể, hãy chia sẻ với người bạn đời của mình đôi điều để đối phương có thể hiểu được tâm trạng của bạn, giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó.
2. Xâm phạm vào tự do cá nhân của nhau
Vì tò mò nên mỗi lần thấy chồng lưu sẵn mật khẩu Facebook trên máy tính xách tay, bạn đã không ngần ngại vào xem ai đã gửi tin nhắn hay chat với anh ấy.
Thậm chí bạn còn thường xuyên kiểm tra điện thoại của chồng, dò được password đủ mọi tài khoản của anh ấy và bí mật tìm hiểu tất cả các mối quan hệ riêng tư của chồng.
Nếu chẳng may chồng bạn phát hiện ra điều này, anh ấy sẽ cho rằng bạn đã xâm phạm đời tư của anh. Và chắc chắn điều đó sẽ làm chồng bạn khó chịu.
Trong đời sống vợ chồng, sự tin tưởng luôn phải đặt lên hàng đầu. Trừ khi chồng bạn có dấu hiệu khả nghi thì bạn nên điều tra. Còn không, hãy tôn trọng tự do cá nhân của anh ấy.
3. Vợ chồng không bao giờ tranh luận
Khi các cặp đôi lấy nhau, cho dù có hòa thuận đến mức nào thì cũng có lúc họ tranh cãi, tranh chấp với nhau. Một số người không giỏi xử lý những tình huống cãi cọ, họ sẽ im lặng và nghĩ rằng thời gian khiến cho mâu thuẫn mờ dần. Cách làm đó thật sự rất "tối kiến".
Sự im lặng sẽ ngăn cản giao tiếp giữa hai bên. Nếu cứ im lặng, mâu thuẫn không được giải quyết sẽ tạo nên một nút thắt của mối quan hệ. Thời gian càng dài, vấn đề càng lớn và chỉ chờ chực bùng nổ.
4. Lo lắng thái quá về sức khỏe của nửa kia
Người vợ thường mắng chồng "Không bao giờ biết coi trọng sức khỏe của mình", từ đó cho rằng anh ấy không có trách nhiệm với gia đình, không biết yêu thương vợ.
Đây là kiểu quan hệ gia đình "cùng tồn tại", người này cho rằng phải có trách nhiệm với sức khỏe của người kia, vì vậy càng gia tăng sự kiểm soát đối phương. Việc khống chế hành động của bạn đời sẽ gây ra sự bất mãn và ghét bỏ lẫn nhau. Hãy tôn trọng nhau và tôn trọng sự khác biệt về cách thức chăm sóc bản thân của mỗi người.
5. Mạng xã hội
Các chuyên gia tâm lý coi mạng xã hội là một trong những vấn đề mới đe dọa hôn nhân trong thời đại ngày nay.
Đối với cả người hướng nội và hướng ngoại thì mạng xã hội đều có sức hút lớn. Nó tạo ra một sự kết nối vô cùng rộng lớn trong thế giới ảo. Chính vì thế nếu quá đam mê, nó hoàn toàn có thể khiến bản hết hứng thú với thế giới thật, cụ thể là người sống chung với mình.
6. Không thể ngủ ngon
Giấc ngủ ngon là một chỉ số quan trọng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nếu chất lượng giấc ngủ của bạn không cao, những cuộc cãi vã có thể dễ dàng xảy đến.
Giống như nhiều người ngủ rất ngon nhưng bạn đời của họ không được vậy, trằn trọc, băn khoăn. Họ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo và rồi mâu thuẫn xảy đến theo cách lạ đời như thế đấy.
Đôi khi, chuyện ly hôn xảy đến theo cách khiến người ta chẳng thể ngờ. (Ảnh minh họa)
7. Bức xúc trong phân công việc nhà
Bạn rất tích cực đi đổ rác vì không thích tích lũy rác trong nhà, trong khi chồng bạn lại chẳng mấy bận tâm đến chuyện đó. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy việc đổ rác nhỏ nhặt trở thành gánh nặng.
Tuy việc nhà rất nhỏ nhặt, nhưng đôi bên cần phải tích cực đảm nhiệm và phân công hợp lý. Khi được phân công rõ ràng, cả hai sẽ cảm thấy các công việc đó đơn giản hơn rất nhiều.
8. Chỉ xin lỗi và không thay đổi
Một bên cần phải xin lỗi sau cuộc cãi vã. Đây là sự hiểu biết và khoan dung giữa hai người dành cho nhau. Tuy nhiên, lời xin lỗi không phải là giải pháp cho xung đột giữa hai bên. Bạn cần đi kèm cả lời xin lỗi và thực hiện nó nữa. Nếu không thực hiện, lời xin lỗi vô giá trị, ai cũng thể nói ra được và hoàn toàn chẳng đáng tin tưởng.
9. Tùy tiện
Một bà vợ phàn nàn chồng mình thường xuyên ợ hơi, hắng giọng… gây mất trật tự trong nhà. Điều đó khiến cô ấy khó chịu nhưng chồng cô lại không để ý gì cả.
Sự tùy tiện thái quá trong cuộc sống hôn nhân là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đổ vỡ. Đầu tiên là đổ vỡ hình ảnh về người vợ/chồng mẫu mực trong tưởng tượng. Dần dần, nó dẫn đến sự đổ vỡ tình cảm rất khó cứu vãn. Bạn có thể thoải mái trong ngôi nhà của mình, nhưng đừng quá tùy tiện. Tôn trọng người bạn đời của mình là cách đơn giản nhất giúp cuộc hôn nhân bền vững.
Kết
Đời sống vợ chồng có khi xuất hiện cãi vã chẳng rõ ai đúng ai sai, nhưng đúng sai sẽ không còn ý nghĩa gì nếu bạn muốn giữ lấy bạn đời của mình. Quan trọng là làm thế nào để có thể bao dung và giữ lấy nhau.
Nhà tâm lý học người Mỹ John Gray, tác giả của cuốn sách "Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim" cho rằng, sai lầm của nhiều người là tưởng rằng để có sự hòa hợp, hai vợ chồng phải giống nhau. Tuy nhiên, vợ chồng không phải hai người bạn cùng giới mà là hai người khác giới-người đàn ông và người đàn bà. Hai người đó không bao giờ giống nhau cả.
Chừng nào nắm được đặc điểm tâm lý khác nhau của mỗi giới mới có thể hy vọng tìm thấy sự hòa hợp lứa đôi. Bởi vì hai người luôn suy nghĩ và hành động khác nhau, họ có những thói quen và sở thích khác nhau. Mong muốn người này giống người kia để hòa hợp nhau là ảo tưởng. Tốt hơn hết hãy xem họ khác nhau như thế nào để sống chung với sự khác nhau đó. Nghĩa là biết chấp nhận để hòa hợp.
Nguồn: [Link nguồn]
Phải làm sao để chung sống hòa thuận và suôn sẻ? Cùng tham khảo 8 kinh nghiệm của những cặp vợ chồng lâu năm nhằm giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân.