9 sai lầm kinh điển khi nuôi dạy con trai nhiều bố mẹ mắc phải khiến con dồn nén nhiều cảm xúc tiêu cực, hủy hoại tương lai đứa trẻ

Sự kiện: Dạy con

Các bậc phụ huynh luôn cho rằng con trai cần phải mạnh mẽ, bản lĩnh và nam tính nên luôn ép con làm những điều ngoài khả năng của chúng.

1. Mong con cứng rắn về mặt cảm xúc

Nhiều phụ huynh luôn sẵn lòng an ủi, vỗ về con gái khi buồn, nhưng lại cố rèn luyện cho con trai bản tính kiên cường, không bộc lộ hoặc dồn nén cảm xúc ủy mị trong lòng. Thực tế con trai và con gái đều có những lúc yếu mềm, nhạy cảm và sẽ không tốt cho cả hai giới nếu giữ cảm xúc tiêu cực trong lòng.

Thay vì muốn con trai luôn cứng rắn, bạn hãy dạy con các từ chỉ cảm xúc như vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, lo lắng, tự hào, bất an, dũng cảm và thực hành đặt tên cho cảm xúc đang trải qua. Bằng cách đó, có thể các em sẽ không thể hiện cảm xúc qua hành động, nhưng biết cách chia sẻ, miêu tả trạng thái tinh thần của mình. Từ đó, con trai sẽ thoải mái hơn khi nói về cảm xúc, giải tỏa tâm trạng tiêu cực hoặc chia sẻ niềm vui với mọi người xung quanh.

2. Giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực

Có một số ông bố bà mẹ cho rằng sức mạnh của con trai nên được thể hiện bằng nắm đấm. Họ khuyến khích con mình tấn công bất cứ người nào cư xử không đúng mực, dù cho đó là chuyện rất nhỏ như gọi sai tên, hoặc lấy đồ chơi mà không xin phép.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Kevin Bennett, giáo sư tâm lý học xã hội giảng dạy tại trường Đại học Bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) nói rằng "đứng lên bảo vệ bản thân không có nghĩa là tấn công người khác".

3. Ép con phải chơi tốt các môn thể thao

Không thể phủ nhận thể thao là một trong những hoạt động thể chất bổ ích giúp trẻ khỏe mạnh và năng động. Vì thế việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao tập thể là điều mà cha mẹ nên làm. Tuy nhiên không nhất thiết là con bạn phải luôn là người giỏi nhất.

Mỗi đứa trẻ có một khả năng khác nhau, bạn không thể ép một đứa trẻ đam mê ca hát chơi giỏi bóng đá và ngược lại một đứa trẻ thích làm vườn sẽ chẳng mấy hứng thú với môn bóng ném cả… nên thay vì ép con phải chơi tốt môn thể thao ngoài khả năng của chúng hãy giúp con làm những điều chúng muốn. Thể thao không phải là yếu tố để đánh giá bản lĩnh cũng như sự mạnh mẽ của một người đàn ông.

9 sai lầm kinh điển khi nuôi dạy con trai nhiều bố mẹ mắc phải khiến con dồn nén nhiều cảm xúc tiêu cực, hủy hoại tương lai đứa trẻ - 1

4. Con trai không bao giờ trở thành nạn nhân

Cha mẹ muốn bảo vệ con gái kỹ càng hơn để tránh khỏi những vấn đề, hiểm họa từ xã hội mà quên mất rằng ngay cả các bé trai cũng có thể là nạn nhân trong những sự việc không mong muốn.

Cha mẹ cần dạy con trai ngay từ nhỏ về tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể, không cho người khác tiếp xúc nếu các em không muốn. Nên nhấn mạnh các con hoàn toàn có thể từ chối với những yêu cầu bất hợp lý, không an toàn.

Dù nuôi dưỡng con trai hay con gái, việc chia sẻ giữa cha mẹ và con cái luôn quan trọng. Phụ huynh nên tạo những cuộc hội thoại cởi mở, thoải mái để con trai tự tin chia sẻ, kể chuyện cá nhân. Từ đó, mỗi khi gặp vấn đề thiếu an toàn, con sẽ kịp thời thông báo với cha mẹ để tìm cách xử lý.

5. Gặp ai cũng nhận là con dâu

Các bà mẹ thường đem chuyện "làm sui" ra để kết đôi con trai mình với một bé gái khác. Thật ra, đây chỉ là một câu chuyện đùa của người lớn. Nhưng đối với trẻ, con không đánh giá cao sự hài hước này. Và nếu các bố mẹ cứ tiếp tục như thế, con có thể sẽ sinh ra tâm lý cảnh giác với phái nữ khi lớn lên. Thậm chí, khó có thể kết bạn với một cô gái.

6. Mặc định con trai sẽ hẹn hò với con gái

Khi nói với con về vấn đề hôn nhân, tình yêu, cha mẹ nên sử dụng đại từ trung tính, mang lại sự thoải mái, ích lợi cho tất cả trẻ em. Chẳng hạn, thay vì nói "Khi con lấy vợ, vợ chồng con sẽ...", hãy nói rằng "Khi con lớn lên, con và bạn đời sẽ...". Điều này khiến trẻ có cái nhìn cởi mở, tôn trọng những mối quan hệ khác nhau, không chỉ là nam nữ.

7. Không dạy trẻ biết đồng cảm, chia sẻ và sống có trách nhiệm

Cha mẹ nào cũng luôn nghĩ con mình là người tốt, chúng sẽ không bao giờ làm hại người khác và phạm phải những điều trái với luân thường đạo lý. Có thể con bạn là một đứa trẻ ngoan nhưng cuộc sống luôn đầy những cạm bẫy, mâu thuẫn có thể cuốn con bạn vào vòng lao lý. Đôi khi chỉ những xích mích nhỏ cũng có thể gây nên tội lớn, hoặc xâm hại tình dục bạn khác giới, vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

Để bảo vệ và giúp con tránh khỏi những điều xấu, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh nên dạy con phải biết đồng cảm, chia sẻ và sống có trách nhiệm với chính bản thân và người khác. Đồng thời cũng đừng quên cảnh báo rằng nếu con phạm sai lầm con sẽ tự chịu trách nhiệm về những việc mình đã gây ra.

8. Con trai thì không được khóc

Tiến sĩ Kevin Bennett, giáo sư tâm lý học xã hội giảng dạy tại trường Đại học Bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) cho biết hành vi này của bố mẹ rất nguy hiểm vì:

- Thứ nhất, làm cho con cảm thấy bị hạn chế về mặt cảm xúc. Và con sẽ học cách che giấu cảm xúc thật của mình.

- Thứ hai, gây ra trong con một quan điểm lệch lạc. Rằng con trai thì không được khóc nhưng mình khóc thì như vậy mình không phải là con trai.

- Thứ ba, khiến con nghĩ rằng khóc là một hành động xấu xí và đáng xấu hổ. Từ đó, con sẽ không biết đồng cảm với người khác.

9. Là con trai thì không được sợ

Sợ hãi, lo lắng là trạng thái cảm xúc chung của loài người nên việc các bé trai cảm nhận những điều này là hoàn toàn tự nhiên. Phụ huynh không nên bảo con "Không việc gì phải sợ" vì những câu nói này sẽ khiến trẻ tự ti về bản thân, dồn nén nỗi sợ trong lòng tạo nên cảm xúc tiêu cực, bất ổn.

Thay vào đó, hãy trò chuyện cùng con về nỗi sợ để hiểu rằng điều gì khiến con cảm thấy không an toàn. Cuối cùng, luôn nhấn mạnh với con rằng những người dũng cảm nhất không phải là không bao giờ sợ hãi mà là biết vượt qua sợ hãi, chấp nhận thách thức và chinh phục nó.

Bố mẹ của một nam sinh chọn cách từ bỏ cuộc đời ở tuổi 16 viết lá thư mà ai cũng nên đọc

Patrick Joseph Turner, sinh tháng 12/2001, còn được gọi là Patty, đã chọn cách từ bỏ cuộc đời vào năm 16 tuổi. Rất lâu sau khi Patty qua đời, bố mẹ của bạn ấy đã viết một lá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Linh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN