9 kiểu giao tiếp bị đánh giá thấp, người EQ cao không bao giờ mắc phải

Sự kiện: Giới trẻ 2025
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thường là những người rất khéo léo trong giao tiếp.

Người EQ cao biết cách lắng nghe, thấu hiểu và phản hồi một cách nhạy bén với cảm xúc của người khác. Điều này không chỉ giúp họ xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với mọi người xung quanh mà còn giúp thu hẹp khoảng cách với mọi người xung quanh.

Với khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và nắm bắt cảm xúc của người khác, những người sở hữu EQ cao luôn là những người giao tiếp thu hút, khiến người đối diện cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao.

Dưới đây là những lỗi giao tiếp mà người EQ cao thường tránh mắc phải:

1. Phản ứng một cách hấp tấp

Thay vì phản ứng vội vàng, những người có EQ cao sẽ tính toán kĩ càng trước. Họ bình tĩnh và thong thả trong tình huống mà những người có EQ thấp sẽ hoảng loạn và sợ hãi.

Những người có EQ cao luôn học cách kiềm chế, không đưa ra quyết định khi tức giận, tổn thương hay sợ hãi.

Thay vào đó, họ sẽ đợi đến khi tinh thần đã ổn định, rồi mới đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đã xem xét tình hình.

Những người có EQ cao luôn học cách kiềm chế, không đưa ra quyết định khi tức giận, tổn thương hay sợ hãi. Ảnh minh họa

Những người có EQ cao luôn học cách kiềm chế, không đưa ra quyết định khi tức giận, tổn thương hay sợ hãi. Ảnh minh họa

2. Áp đặt quan điểm của mình

Trong cuộc nói chuyện, khi đối phương cảm thấy bị ép buộc bởi những quan điểm bạn đưa ra, họ sẽ tự động dựng lên hàng rào ngăn cách.

Đây là nguyên nhân khiến mọi nỗ lực thuyết phục của bạn trở nên vô ích.

Với người EQ cao, họ luôn tạo cơ hội để đối phương bày tỏ quan điểm của mình cũng như lắng nghe ý kiến.

Sau đó, họ sẽ tìm cách cân bằng và đưa ra phương án cuối cùng hài hòa được lợi ích của cả hai bên.

3. Trốn tránh những trải nghiệm, ý tưởng hoặc con người mới

Những người có EQ cao không bao giờ ngại đối diện với các quan điểm hoặc niềm tin khác.

Họ cởi mở trong suy nghĩ, tò mò trong trí tuệ, luôn chấp nhận nhiều điều mới cần học hỏi, vì hiểu rằng không phải lúc nào bản thân cũng đúng.

Nhóm người này luôn nhìn nhận những điều tốt đẹp ở người khác.

Họ không ngại tìm kiếm sự giúp đỡ và cố vấn khi cần thiết, vì biết giới hạn của bản thân mình.

Vậy nên họ thường có những người bạn trên mọi nẻo đường cuộc sống.

4. Mất tập trung khi nói chuyện

Khi nói chuyện, người EQ cao không có hành động như liên tục kiểm tra đồng hồ hay mở điện thoại xem tin nhắn, bởi họ hiểu đó là hành vi bất lịch sự, không tôn trọng đối phương.

Trong mọi cuộc trò chuyện, người có trí tuệ cảm xúc cao luôn tập trung 100%, giao tiếp bằng cả cử chỉ và ánh mắt.

5. Chỉ tập trung vào mỗi bản thân mình

Thay vì nhìn nhận cuộc sống qua nhu cầu và mong muốn của bản thân, những người EQ cao có khả năng nhìn thế giới từ một góc độ rộng hơn và đặt mình rất tốt vào vị trí của người khác.

Họ cũng dễ tha thứ cho chính mình và cho mọi người.

Trí thông minh cảm xúc ngăn họ không công kích, phán xét, chỉ trích, ra lệnh, dạy đời hay đổ lỗi.

Họ biết tôn trọng khi người khác muốn bày tỏ cảm xúc, luôn biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.

6. Kể chuyện đùa gây khó chịu

Người EQ cao biết cách chọn lựa nội dung khi nói chuyện với người khác.

Họ sẽ không nói những câu đùa vô vị mang tính xúc phạm, bởi hiểu đây là cách nhanh nhất khiến cuộc nói chuyện mất hứng, cũng như bị người đối diện đánh giá là thiếu hụt nhận thức và sự nhạy cảm.

7. Hằn học vô cớ

Khi gặp khó khăn, hầu hết những người có EQ thấp không thể bình tĩnh để xác định vấn đề và tìm ra giải pháp.

Thay vào đó, họ dễ sa vào các phản ứng tiêu cực. Trong khi đó, những người có EQ cao không bao giờ để bản thân bị những cảm xúc đó nhấn chìm.

Người có EQ thấp sống với tâm thế như cả thế giới mắc nợ họ, nhưng người có EQ cao thì không như vậy.

Họ biết tự nhìn nhận lại bản thân để xác định lý do mắc sai lầm, từ đó tự rút ra bài học.

Người có EQ thấp sống với tâm thế như cả thế giới mắc nợ họ, nhưng người có EQ cao thì không như vậy. Ảnh minh họa

Người có EQ thấp sống với tâm thế như cả thế giới mắc nợ họ, nhưng người có EQ cao thì không như vậy. Ảnh minh họa

8. Là người nói hết mọi chuyện

Trong những cuộc trò chuyện, người EQ cao thường lắng nghe nhiều hơn.

Họ biết cách đặt ra những câu hỏi giúp người đối diện có cơ hội thể hiện bản thân. Bằng cách đó, họ cũng hiểu được cách người đối diện hành động và cảm nhận.

9. Làm mọi thứ rối tung lên

Những cá nhân có EQ cao là những bậc thầy về giao tiếp. Họ có kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tuyệt vời.

Họ dễ kiểm soát xung đột, tạo dựng được các mối quan hệ bền chặt và có thể truyền đạt suy nghĩ theo cách đầy tôn trọng.

Việc đó cũng làm tăng sức ảnh hưởng của họ đến người khác theo hướng tích cực.

Thay vì thể hiện cảm xúc bằng những hành động tiêu cực như đóng sầm cửa, ủ rũ, gây hấn hoặc im lặng, họ bày tỏ suy nghĩ một cách bình tĩnh.

Họ cũng cởi mở với những ý kiến trái chiều và sẽ không cố gắng thắng một cuộc tranh cãi, vì họ biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Trên bàn tiệc, mọi người nên học cách kiểm soát suy nghĩ và lời nói của bản thân để tránh việc bị đánh giá thấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN