9 đặc điểm tính cách khiến bạn không bao giờ thành công

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Những người không biết điểm mạnh và yếu của mình thường nghĩ rằng họ giỏi về mọi mặt.

Tư duy cố định

Tiến sĩ tâm lý học Carol Dweck đưa ra một lý thuyết về sự đối lập giữa tư duy tiến thủ và tư duy cố định. Những người chỉ tin rằng, người có tài mới có thể thành công thường khó cải thiện được mọi vấn đề.

Mặt khác, những người có chí tiến thủ thì lại tin rằng, kỹ năng phải được cải thiện qua sự cố gắng. Những người như vậy thường đạt được thành công vì họ kiên trì và sẵn sàng học hỏi.

Những người có tư duy bảo thủ thường thích thú với những động lực như: điểm số, phần thưởng, tiền thưởng nhưng khi họ đạt được rồi, họ lại gặp rắc rối với bản thân. Những người có chí tiến thủ thì họ sẽ coi những điều đó là thử thách để họ cải thiện bản thân.

9 đặc điểm tính cách khiến bạn không bao giờ thành công - 1

Ngạo mạn

Những người ngạo mạn thường tỏ ra biết tất cả, vì thế chẳng ai muốn giúp đỡ họ cả. Và bạn không thể thành công mà thiếu sự giúp đỡ của người khác.

Trong công việc, những người thật thà thường dễ thành công hơn những người ngạo mạn. Trong cuốn sách “Freaknonomics”, tác giả có viết: Việc bạn thừa nhận rằng, mình không biết nhưng có quyết tâm tìm ra đáp án, sẽ khiến người khác nghĩ bạn thông minh.

Không thích nghi

Những người thành đạt rất dễ thích nghi, họ không duy trì bản chất của mình. Họ luôn thách thức bản thân trong những trường hợp khó khăn. Việc thích ứng với môi trường rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo, đây là chìa khóa cho sự thành công.

Nếu bạn không thay đổi được góc nhìn của mình, bạn sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.

Đổ lỗi cho người khác

Những người thành đạt luôn nhận trách nhiệm cho hành động của họ, dù việc đó tốt thay xấu, đúng hay sai. Họ nhận toàn bộ trách nhiệm và không đổ lỗi cho bất kì ai. Còn những cá nhân không có ý chí luôn tìm cách đổ lỗi cho ai đó.

Nhà tâm lý trị liệu Amy Morin đồng ý rằng, những người có ý chí không dành thời gian an ủi bản thân. Thay vì đó, họ thừa nhận những gì họ sai và tiếp tục đối mặt với các thử thách khác.

Bốc Đồng

Phần lớn chúng ta đều có thể nhìn lại những sai lầm và cố gắng sửa nó. Việc nhận ra được nguyên nhân của sự thất bại là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc kiểm soát bản thân là điều kiện tiên quyết cho sự thành đạt.

Cầu toàn

Cầu toàn có thể hiểu là việc sợ thất bại, điều này sẽ khiến bạn gặp rắc rối khi đưa ra quyết định hay hành động.

Tiến sỹ Alice Boyes cho rằng, việc quá cầu toàn có ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân. Nhiều người sẽ cảm thấy bực tức khi mọi việc không được như ý, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm trí và việc đưa ra quyết định của họ.

Không có định hướng

Việc định hướng trên lý thuyết rất quan trọng để đạt được mục tiêu thực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có mục tiêu rõ ràng, hay viết ra giấy thường đạt được thành công hơn những người chỉ giữ nó trong đầu. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch “giảm 5 cân” thay vì đơn giản chỉ nghĩ trong đầu rằng mình sẽ “giảm cân”, bạn nên biết chính xác mình cần gì.

Thiếu nhận thức về bản thân

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hiểu rõ bản thân mình thường được làm những vị trí cao trong kinh doanh. Những người không biết điểm mạnh và yếu của mình thường nghĩ rằng họ giỏi về mọi mặt. Những người như thế thường nhìn đi đâu đó xa xăm thay vì những cái quan trọng trước mắt.

Không biết rút kinh nghiệm

Mỗi sai lầm đều phản ánh một điều gì đó về bản thân bạn, nếu bạn tìm ra được điều đó, bạn sẽ biết cách đạt được thành công.

Nếu bạn sợ mắc sai lầm, bạn sẽ không có kinh nghiệm. Sai lầm là một phần không thể thiếu trong việc học hỏi. Những người sợ mắc sai lầm sẽ không thể hiểu được hết vấn đề. Những người không hiểu được những vấn đề mới sẽ không đạt được gì nhiều người những việc đang làm và có thể làm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Đức (Theo businessinsider) ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN