9 câu hàng ngày cha mẹ hay nói cho đã miệng nhưng lại mang tính sát thương cao, để lại "di chứng" nặng nề cho con khi trưởng thành

Hẳn nhiều cha mẹ không biết trong quá trình nuôi dạy con, bản thân đã thốt ra những câu nói mang tính sát thương và hủy hoại lòng tự trọng của con. Một tiến sĩ giáo dục đã chỉ ra những câu phổ biến nhất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

1. Đừng làm... nếu không

Cha mẹ nào cũng từng một lần dọa dẫm để con nghe lời. Nếu đã nói sẽ làm điều gì đó khi con không nghe lời, thì hãy thực hiện. Nếu không, đứa trẻ sẽ nhận ra cha mẹ chỉ đang hù họa và dần dần không coi trọng lời nói của cha mẹ nữa.

2. Trong nhà này con chẳng có cái gì hết

Một số phụ huynh tin con sẽ không có nhân cách riêng cho đến khi chúng có thể tự trang trải tài chính. Vì vậy, trước khi đứa trẻ làm ra tiền, họ phớt lờ ý kiến, cảm xúc và nhu cầu của con.

Quan niệm một người sẽ không là ai cho đến khi họ tự kiếm tiền đã sản sinh ra một thế hệ nghiện công việc.

Những đứa trẻ từ thời thơ ấu đã thấm nhuần suy nghĩ không có gì trong ngôi nhà của cha mẹ là của mình sẽ không bao giờ có cảm giác an toàn. Tuổi thơ của chúng bị đánh cắp, trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi vì cảm giác tội lỗi, xấu hổ và lòng tự trọng bị tổn thương.

Thái độ như vậy sẽ khiến một thiếu niên muốn nhanh chóng rời xa cha mẹ. Dù chỉ có một căn phòng nhỏ, thiếu thốn, thậm chí ở ký túc xá, chúng vẫn ảo tưởng đó là nơi "riêng" của mình. Khi đó, họ sẽ lao vào làm việc để kiếm tiền vì đó là cách duy nhất để cảm thấy có ý nghĩa.

3. Người lớn đang nói chuyện, con ra chỗ khác

Đối với nhiều bậc cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ ngây thơ, không quan trọng chúng bao nhiêu tuổi, dù là 5 hay 15 tuổi. Họ cho rằng con không thể trò chuyện nghiêm túc với người lớn và việc chúng bày tỏ quan điểm cá nhân về bất cứ điều gì cũng là quá sớm. Những cha mẹ này không coi con họ là một cá thể riêng và đứa trẻ cũng cảm nhận được điều đó.

Dần dần khi trưởng thành, chúng sẽ luôn ngại ngùng khi bày tỏ ý kiến hay tâm sự những câu chuyện buồn vui với người lớn. Chúng sẽ nghĩ rằng những câu chuyện của mình chỉ là những câu chuyện tầm thường và không đáng được quan tâm. Điều này sẽ ngăn cản đứa trẻ bộc lộ khả năng trong học tập cũng như xây dựng sự nghiệp thành công.

4. Nói bao nhiêu lần mà vẫn vậy

Nếu cha mẹ thường xuyên thốt ra câu nói này, dần dần đứa trẻ sẽ làm ngơ trước lời cha mẹ nói hoặc nổi loạn, thiếu tinh thần trách nhiệm và tính tự lập do bị cha mẹ nhắc nhở quá nhiều. Việc cằn nhằn và thuyết giảng một cách mù quáng khiến trẻ cảm thấy mình không được tin tưởng. Cha mẹ truyền cho trẻ sự lo lắng và áp lực của mình, đó là một kiểu kiểm soát ngụy tạo.

Do đó, nếu là vấn đề nhỏ thì sao không chấp nhận hoặc bỏ qua; nếu là vấn đề lớn phải sửa thì hãy lắng nghe tâm tư, tình cảm của trẻ, cùng nhau thảo luận và tìm ra giải pháp.

5. Con ở đây nhé, bố đi đây!

Cha mẹ nào cũng từng gặp cảnh phải rời sân chơi, công viên về nhà mà con vẫn muốn chơi tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn dọa bỏ con, trẻ sẽ thấy bất an. Đứa trẻ đột nhiên nhận ra cha mẹ có thể bỏ mình, mặc kệ thế giới đáng sợ và nguy hiểm thế nào.

Khi lớn lên, con dễ mắc nhiều sai lầm trong các tình huống khó khăn và căng thẳng.

5. Con làm hỏng mọi thứ

Rất ít người có thể làm tốt điều gì đó khi nó hoàn toàn mới mẻ hoặc họ mới thử vài lần. Việc mắc lỗi là bình thường, nhất là với những đứa trẻ. Sẽ là không bình thường nếu cha mẹ đổ trách nhiệm lên con khi chúng mắc sai lầm. Xét cho cùng, nếu cha mẹ không dạy con thì đó không phải lỗi của đứa trẻ.

Việc ngày ngày nghe thấy câu "Con làm gì cũng hỏng" sẽ khiến đứa trẻ ngừng cố gắng thành công. Thậm chí, con có thể coi mình là nguồn gốc của mọi vấn đề cha mẹ gặp phải. Trong đầu chúng, ý nghĩ mình không đủ tốt và không xứng đáng được yêu thương hay được quyền sống sẽ nhen nhóm trong đầu.

6. Nếu mẹ không nhớ thì coi như nó không xảy ra

Việc phủ nhận sự kiện có thật được xem là một hình thức bạo lực tâm lý. Tuy nhiên, trong thời thơ ấu, nhiều người trong chúng ta hay nghe câu: "Đều do con tưởng tượng thôi! Không có chuyện đó đâu" từ cha mẹ mình, những người không muốn thừa nhận sai lầm của họ.

Kết quả là những đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ nhận thức của mình. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tin tưởng bản thân, bởi ngay cả bố mẹ vẫn làm chúng tưởng mình nhớ những điều "chưa bao giờ xảy ra".

7. Nhìn con nhà người ta kìa

Trẻ sẽ sinh ra tâm lý tự ti, thất vọng, khó chấp nhận bản thân, hoặc có những hành vi thái quá để thu hút sự chú ý của cha mẹ, hình thành một vòng luẩn quẩn. Hãy nhớ rằng điều mà con cái mong muốn là sự khẳng định và tán thành của cha mẹ.

Mỗi đứa trẻ đều có nét độc đáo riêng, thay vì chăm chăm vào những khuyết điểm của trẻ và soi mói, tốt hơn hết hãy phát hiện ra điểm mạnh của chúng và khuyến khích con phát huy.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

8. Bố mẹ vất vả vì con mà con lại vô ơn

Cha mẹ làm việc chăm chỉ để con có cuộc sống tốt hơn. Với nhiều người, con là trung tâm vũ trụ của họ, cả thế giới chỉ xoay quanh đứa trẻ.

Không phải lúc nào chúng cũng cần trả hết món nợ này cho cha mẹ vì những thứ đã đầu tư. Suy cho cùng, đó là quyết định của người làm cha mẹ, trẻ không lựa chọn.

Khi cha mẹ nói câu đó, trẻ luôn nghĩ gánh gặng trách nhiệm trên vai mình quá lớn và thấy tội lỗi vì không được như kỳ vọng. Con sẽ có cảm giác như đang sống "với một khoản vay", thay vì tận hưởng cuộc sống.

9. Sao con lúc nào cũng làm mẹ tức điên lên?

Sự mất kiểm soát cảm xúc của cha mẹ để lại cho đứa trẻ vô vàn bất bình và bất an. Trên đời không có đứa trẻ nào là hoàn hảo, dù trẻ có làm điều gì sai trái trong lúc này nhưng hãy tin rằng con không cố tình chọc tức mà chỉ là khả năng hạn chế. Trước sự bất hợp tác của con cái, cha mẹ càng bình tĩnh, thấu tình đạt lý, càng thấu hiểu và bao dung với con cái thì càng có tác dụng giáo dục tốt hơn.

8 câu nói cửa miệng của bố mẹ khiến con tổn thương mãi mãi

Nói chuyện cũng là một cách dạy con hiệu quả. Ấy vậy mà nhiều khi bố mẹ Việt lại không hề để ý và khiến trẻ tổn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN