8 thắc mắc về "chuyện ấy" ai cũng muốn biết nhưng ngại hỏi

Xem phim khiêu dâm nhiều có bị nghiện? Có phải bạn đang muốn biết câu trả lời của những câu hỏi trên nhưng không biết hỏi ai?

Xã hội hiện đại ngày càng cởi mở hơn về vấn đề tình dục. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi khó có thể mở miệng hỏi bạn bè hay người thân. Vậy hãy để các chuyên gia ‘bắt mạch’ và trả lời thắc mắc giúp bạn.

8 thắc mắc về "chuyện ấy" ai cũng muốn biết nhưng ngại hỏi - 1

Dường như chỉ có đàn ông lo lắng về chuyện kích cỡ của 'cậu nhỏ'. (Ảnh minh họa)

Xem phim khiêu dâm nhiều có bị nghiện không?

Chắc chắn rằng xem nhiều phim khiêu dâm, đặc biệt là thể loại phim ‘nặng đô’ có thể ảnh hưởng đến chuyện ấy ngoài đời thực. Tuy nhiên, việc nghiện phim khiêu dâm không phổ biến như bạn tưởng.

Nhà nghiên cứu thần kinh học Nicole Prause cho biết: “Dấu hiệu chính của nghiện chính là phản ứng ham muốn thái quá, tuy nhiên dấu hiệu này không xuất hiện khi nghiên cứu những người xem phim khiêu dâm nhiều. Đàn ông có thể thường xuyên xem loại phim này nhưng không đến mức nghiện”.

‘Cậu bé’ có thể bị bẻ gãy không?

Về mặt sinh học, dương vật không có xương bên trong nên chúng không thể thực sự bị gãy. Tuy nhiên, khi ‘cậu bé’ đang trong tình trạng cương cứng mà bị tác động một lực lớn thì có thể khiến các mô xung quanh bị nứt và bẽ sẽ có cảm giác như nó đã bị ‘bẻ gãy’.

Tôi có thể bị Herpes khi quan hệ bằng miệng không?

Bệnh Herpes do Herpes simplex virus ( thường gọi là virus HSV) gây ra. Người bị bênh sẽ bị mụn rộp ở môi hoặc cơ quan sinh dục tùy thuộc vào việc nhiễm HSV 1 hay HSV 2. Nếu hai người hoàn toàn khỏe mạnh thì việc quan hệ bằng miệng sẽ không gây bệnh. Nhưng nếu một trong hai đang bị Herpes thì nguy cơ lây bệnh cho đối phương rất cao.

Dấu hiệu nào cho thấy tôi đang bị STI?

STI là tên gọi chung của các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm lở loét, mọc mụn, ngứa xung quanh bộ phận sinh dục hoặc cảm giác rát buốt khi đi tiểu. Ở phụ nữ, khi khí hư ra nhiều, có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng của các bệnh STI.

Trên thực tế, nhiều bênh STI không có dấu hiệu rõ ràng khi mới phát bệnh nên các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên đi khám phụ khoa thường xuyên hoặc sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

8 thắc mắc về "chuyện ấy" ai cũng muốn biết nhưng ngại hỏi - 2

Làm chuyện ấy khi mang bầu là hoàn toàn có thể. (Ảnh minh họa)

Kích thước ‘cậu nhỏ’ có phải vấn đề không?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều đấng mày râu. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y học về tiết niệu cho biết chiều dài trung bình của dương vật là 13cm. Tuy nhiên, kích cỡ ‘cậu bé’ dường như chỉ là vấn đề với đàn ông chứ phụ nữ không thực sự quan tâm.

Trong một khảo sát thực hiện với 50000 người, 85% phụ nữ cho biết họ hài lòng với kích cỡ của ‘bạn chung giường’ trong khi chỉ có 55% đàn ông hài lòng về kích cỡ của bản thân.

Có thể làm chuyện ấy khi ‘đến ngày’ không?

Không có lý do y khoa nào cho thấy không thể quan hệ khi phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chuyện tế nhị này nên được sự đồng ý của cả hai và sử dụng biện pháp an toàn. Dù khả năng mang thai trong kỳ kinh nguyệt là rất thấp nhưng không phải 0%.

Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn không?

Tương tự như câu hỏi trên, quan hệ khi mang thai là hoàn toàn có thể về mặt y khoa. Tuy nhiên, nếu một trong hai người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì không nên làm chuyện ấy trong suốt thai kỳ vì có nguy cơ lây bệnh sang con.

Đàn ông ‘yếu’ có cải thiện được không?

Không ít mối quan hệ vợ chồng rạn nứt vì vấn đề chồng ‘yếu’. Khi đối mặt với tình huống này, cả hai bạn không nên quá căng thẳng, đặt áp lực lên bản thân hay đối phương. Thường thì lượng testosterrone trong cơ thể chịu trách nhiệm chính cho sức khỏe tình dục. Và bạn hoàn toàn có thể tăng lượng hooc môn này bằng cách ăn uống, thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Anh (Theo Mensfitness) (Khám Phá)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN