8 câu nói tưởng bình thường nhưng có thể là thảm họa khi nói với đồng nghiệp
Theo các chuyên gia, mối quan hệ đồng nghiệp có nhiều đặc điểm khác với bạn bè thân thiết. Có những câu nói, chủ đề mà tốt hơn hết bạn không nên chia sẻ với đồng nghiệp nếu không muốn những điều xấu có thể xảy ra.
Mối quan hệ đồng nghiệp có nhiều đặc điểm khác với bạn bè thân thiết. (Ảnh minh họa)
Hòa đồng với đồng nghiệp, có một môi trường làm việc thân thiện là mong muốn của rất nhiều người. Việc kết bạn với một người mới không phải là điều luôn dễ dàng và đôi khi cách để chúng ta phá bỏ sự khó xử chính là cùng chia sẻ về những điều bản thân thích thú hay không thấy thoải mái.
Những câu chuyện phiếm luôn là chủ đề thu hút được sự hào hứng của mọi người. Bạn nghĩ rằng khi mình chia sẻ những lời phàn nàn của mình với đối phương chứng tỏ bạn tin tưởng người đồng nghiệp đó sẽ không tiết lộ ra những bí mật này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mối quan hệ đồng nghiệp có nhiều đặc điểm khác với bạn bè thân thiết. Có những câu nói, chủ đề mà tốt hơn hết bạn không nên chia sẻ với đồng nghiệp nếu không muốn những điều xấu có thể xảy ra.
Rosalinda Oropeza Randall, chuyên gia về phép xã giao, tác giả của cuốn sách "Don"t Burp in the Boardroom" cho rằng: "Trong các cuộc trò chuyện, hãy luôn có sự thận trọng nhất định, đặc biệt là khi trước mặt người khác. Phương châm chung là nếu bạn không nói điều đó trước mặt sếp thì cũng đừng nói với một người thứ 3”.
Dưới đây là những câu nói mà tốt hơn là bạn không nên nói với đồng nghiệp của mình.
Hỏi vay tiền
Chúng ta khó lòng tránh khỏi những lúc đãng trí, đi ăn mà quên không mang ví hay tới lúc thanh toán mới biết ở đó không nhận quẹt thẻ trong khi bạn lại hết sạch tiền mặt. Theo Randall, trong trường hợp hiếm hoi này, bạn có thể nhờ đồng nghiệp thanh toán giúp và trả sau.
"Nhưng nếu điều này xảy ra quá thường xuyên, đừng ngạc nhiên khi bỗng một ngày không còn ai muốn đi ăn trưa cùng bạn”, cô chia sẻ.
“Nói thật là…”
Nhiều người thường có thói quen mở đầu câu nói của mình bằng cách: “Nói thật là…” Barbara Pachter, một chuyên gia về nghi thức xã giao và là tác giả của cuốn "The Essentials of Business Etiquette" (tạm dịch: "Những điều cần thiết của nghi thức kinh doanh") cho rằng, việc thường xuyên nói cụm từ này có thể khiến người đối diện đặt ra câu hỏi rằng: “Chẳng lẽ bình thường cậu không thành thật với tôi?”.
“Chiếc quần đó thực sự vừa với em đấy!”
Khen ngợi là điều tích cực nhưng khi đưa ra lời khen, bạn cần chọn lọc trước khi nói. Những lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp khi thiếu đi sự tinh tế có thể bị coi là thiếu chuyên nghiệp và tệ hơn là quấy rối tình dục.
“Cậu có bầu đấy à?”
Bạn thấy cô đồng nghiệp của mình hình như mới có thai và rất tò mò về chuyện đó? Đừng đưa ra câu hỏi ấy và chờ đến khi đồng nghiệp của bạn tự bộc bạch, chia sẻ hay khoe những bức ảnh bầu. Câu hỏi này hiếm khi mang lại kết quả tích cực.
"Nếu đồng nghiệp của bạn không mang thai, câu nói của bạn đã có thể làm tổn thương cô ấy", Oliver nói. "Nếu cô ấy đang mang thai và chưa nói ra, có lẽ cô ấy chưa sẵn sàng để nói về điều này. Bạn thấy cô ấy có những thay đổi lạ? Hãy giữ những quan sát như thế này cho riêng mình."
“Xin lỗi vì đã làm phiền”
Vì sao bạn lại cho rằng mình là một kẻ phiền phức, làm ảnh hưởng đến người khác? Và nếu thực sự bạn hối tiếc vì điều đó thì sao bạn vẫn tiếp tục làm?
Thay vì câu nói này, hãy nói: "Xin lỗi. Bạn có thời gian rảnh không?". Câu nói này sẽ có tác dụng hơn nhiều.
“Tớ đang tìm kiếm một công việc mới, nộp CV ở vài nơi rồi. Cậu có mối nào không?”
Khi cảm thấy môi trường làm việc hiện tại không còn phù hợp hay đơn giản là bạn nghĩ mình có thể tìm được cơ hội tốt hơn, đừng ngại thử sức mình. Tuy nhiên, hãy giữ điều đó là bí mật của riêng mình thay vì chia sẻ với đồng nghiệp.
“Chia sẻ điều này với đồng nghiệp của bạn có thể khiến họ tự có khoảng cách với bạn khi nghĩ rằng bạn sẽ không còn là một phần của nhóm nữa. Họ cũng có thể vô tình tiết lộ thông tin cho cấp trên của bạn và sếp sẽ biết lý do vì sao gần đây năng suất của bạn kém hơn, thường xuyên vắng mặt”, Randall nói.
“Tôi nghĩ”
Việc chia sẻ suy nghĩ của mình là điều hết sức bình thường. Bạn nói "Tôi nghĩ" khi biết điều mình chuẩn bị nói không thực sự chắc chắn song bạn cần sử dụng nó thật sự khôn ngoan.
Khi bạn biết về một điều gì đó, hãy chia sẻ thẳng thắn và bỏ qua cụm từ “Tôi nghĩ”.
Những chuyện mang tính chất riêng tư
Nhiều người có xu hướng chia sẻ các câu chuyện riêng tư, thậm chí là chuyện vợ chồng với đồng nghiệp của mình. Họ đơn giản nghĩ rằng đó là câu nói lúc vui đùa mà không hề nghĩ rằng câu chuyện có thể vượt xa những gì mình nghĩ
“Những chi tiết thân mật về các mối quan hệ cá nhân của bạn có thể vô tình tiết lộ những thông tin bất lợi về bạn”, Randall chia sẻ.
Việc chia sẻ một cách chi tiết về những điều riêng tư, chuyện thân mật, đời sống tình cảm của bạn với đồng nghiệp có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn, mất đi sự chuyên nghiệp cần thiết nơi công sở.
Không ít người nghĩ rằng khi thân thiện với đồng nghiệp, xởi lởi xem họ như là một người bạn tốt thì sẽ giúp cuộc...
Nguồn: [Link nguồn]