8 cách giúp con tránh hiểm họa ma túy từ tem giấy

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Trước thông tin xuất hiện loại ma túy tem giấy (còn gọi là bùa lưỡi) được bán rất rẻ trước cổng các trường học đã làm cho các bậc phụ huynh hết sức hoang mang. Làm gì để bảo vệ con trước hiểm họa ma túy này là câu hỏi nhức nhối làm đau đầu không ít bậc cha mẹ hiện nay.

Nếu bố mẹ ứng xử với con theo cách khiến đứa trẻ nghĩ “nói ra thế nào cũng bị ăn chửi”. Như vậy là bố mẹ đã thất bại, vì đã dồn con vào ngõ cụt rất dễ làm cho đứa trẻ trở thành hư hỏng, khó bảo. Khi đứa trẻ bất mãn buồn tủi thì rất dễ rơi vào tệ nạn.

Bởi, khi bố mẹ quá quyền uy theo cách áp đặt, đứa trẻ sẽ không cảm nhận được tình thương của bố mẹ. Từ đó chúng sẽ xa lánh, không thích gần bố mẹ vì không thấy thoải mái.

Khi đứa trẻ không cảm nhận được tình thương ở bố mẹ, nói ra là bị chửi. Trong khi ra ngoài, nói ra được bạn bè lắng nghe, ủng hộ, chia sẻ nên đứa trẻ khi gặp chuyện sẽ chỉ tâm sự với bạn bè mà không tâm sự với bố mẹ.

Khi con có dấu hiệu không tâm sự với mình, bố mẹ cần nghiêm khắc kiểm điểm lại mình, rút kinh nghiệm và tìm cách để “tiếp cận” làm bạn với con.

4. Làm bạn với con: Các bậc phụ huynh nên đóng vai khi là cha là mẹ nhưng có khi là bạn. Khi thấy trẻ im lặng, hay buồn chuyện gì đó thì hãy ngồi lại hỏi han quan tâm đến con. Rồi hỏi con “Con có nỗi khổ thế nào”. Rồi cùng tâm sự với con như một người bạn rằng, thời của con mẹ (hoặc bố) cũng thế này, cũng thế kia…Con gái như thế và con trai như thế, có điều tâm sự gì cứ nói với cha với mẹ…

Khi cha mẹ đóng vai là bạn của con sẽ tạo điều kiện cho đứa trẻ được mở cửa lòng, giúp con hiểu biết để bước vào đời.

5. Dạy con giá trị làm người: Đó là những giá trị về sự hiếu thảo, về trách nhiệm làm con, về giá trị lao động, giá trị đồng tiền, về cách sống thiện, về hạnh phúc, về tình yêu…

Đây là những bài học mà bố mẹ luôn phải dạy con trong mọi độ tuổi, mỗi lứa tuổi có cách tiếp cận khác nhau.

Những bài học làm người này bố mẹ phải giáo dục bằng cả quá trình, không lúc nào ngơi nghỉ cho đến khi con trưởng thành.

6. Không khắt khe nhưng cũng không buông lỏng: Không đưa tiền tiêu vặt cho con nhưng cũng không nên quá khắt khe và quá nguyên tắc về vấn đề này. Quan trọng là bố mẹ cần phải sát sao với con, quản lý được thời gian của con và có sự liên lạc thường xuyên với cô giáo, nhà trường.

Phân tích và giúp con nhận thức rõ với vấn đề nói không với các đồ chơi và thực phẩm bẩn bán ở cổng trường. Nói không với sự rủ rê của bạn bè, nhất quyết từ chối mọi lời mời khi mình thấy không an toàn cho bản thân…

7. Đừng quên dạy con cách nói “Không”, khi bị bạn bè rủ rê dùng thử ma túy: Hãy cùng con thảo luận để đưa ra một phương án tốt nhất nhằm giảm áp lực và sự tự ái trước bạn bè.

8. Quan trọng hơn cả, bố mẹ cần làm gương cho con bằng cách tránh xa các chất gây nghiện, thậm chí cả rượu, bia và thuốc lá: Điều này giúp trẻ thực sự hiểu được sự nguy hiểm của chất gây nghiện không chỉ ảnh hưởng tới thanh thiếu niên, mà cả người trưởng thành. Hãy luôn ghi nhớ rằng một hành động đáng giá hơn cả ngàn lời nói, bởi chúng là những ví dụ thực tế vô cùng sâu sắc, giúp con bạn trở nên kiên định và bản lĩnh hơn trước những cám dỗ của ma túy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mạc Vi ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN