7 thói quen của người kém cỏi khiến họ mãi nghèo
Biết được khuyết điểm bản thân sẽ khiến chúng ta nỗ lực bù đắp nhiều hơn. Nhưng trên đời có một kiểu người không biết mình đang đứng ở đâu, tự cho mình rất thông minh.
Có những người học hành dang dở nhưng vẫn trở thành tỷ phú nhưng cũng có những người cố gắng đèn sách mười mấy năm để rồi quay lại với công việc tay chân, cày thuê, cuốc mướn. Vậy mới nói, người giỏi hơn người dở không phải bởi tấm bằng đại học mà bởi cách tư duy và lối hành xử thường ngày.
Dưới đây là những thói quen của người kém cỏi:
1. Luôn nghĩ mình "trên cơ" người khác
Người thông minh thích làm việc với những người thông minh hơn mình, người kém cỏi không thích ai giỏi hơn họ.
Người thông minh luôn vui vẻ và sẵn sàng làm việc chung với những người giỏi hơn mình, không giấu dốt. Làm thế nào để hoàn thành công việc mới là vấn đề mà họ quan tâm.
Ngược lại, người kém cỏi luôn sợ mình trở nên yếu kém và bị cười nhạo nếu phải làm việc chung với những người giỏi hơn mình.
Bắt nguồn từ tâm lý: Người thông minh không sợ sự cạnh tranh. Họ cố gắng giúp đỡ người khác và truyền cảm hứng cho người khác để họ tốt hơn mình. Những người thông minh có lòng tự trọng cao và họ chia sẻ kiến thức của mình với người khác một cách vô tư.
Trong khi đó những người kém cỏi cố gắng để được công nhận là giỏi hơn những người khác. Họ thậm chí sẽ tìm cách thao túng và hạ bệ người khác vì sự ích kỷ của mình. Họ luôn phán xét, đầy định kiến và nghĩ rằng mình giỏi hơn bất kỳ ai khác.
Những người kém cỏi cố gắng để được công nhận là giỏi hơn những người khác. Ảnh minh họa
2. Khoa trương quá mức
Xét về mặt tâm lý học, khi một người thường xuyên thể hiện hành vi này cho thấy họ là người kém cỏi.
Vì họ thiếu thốn điều gì sẽ càng dễ phô trương những thứ mình có. Kiểu phô trương này dù là vật chất hay tinh thần đều có cùng một lý do.
Còn những người thực sự thông minh không cần phải khoe khoang, thể hiện ra với mọi người. Bởi họ có khí chất riêng mà người khác sẽ tự nhận thấy.
Và chỉ có người ngốc ngếch mới mong muốn thể hiện bản thân hết lần này đến lần khác.
3. Nghĩ mình luôn đúng trong mọi trường hợp
Gặp xung đột, người thông minh có thể đồng cảm với người khác và nhìn nhận tình huống từ quan điểm của người khác. Họ kiên nhẫn, sẵn sàng lắng nghe và thay đổi ý kiến của mình nếu cần thiết.
Ngược lại, người dốt không ngừng tranh luận và sẽ không thay đổi ý kiến ngay cả khi người kia có những lý lẽ rất hợp tình hợp lý.
Thêm vào đó, những người ngu dốt không thể nhận ra rằng người khác có năng lực và thông minh hơn mình.
Tuy vậy, người thông minh lại không bao giờ xa đà hơn thua mấy chuyện tầm phào này. Họ không chờ người khác vinh danh, không chờ đợi sự khen ngợi giống như người kém cỏi.
Với người thông minh, sự tôn vinh không mang lại nhiều ý nghĩa. Họ đủ khả năng để tự đánh giá năng lực bản thân, biết mình đang ở vị trí nào để luôn nỗ lực phấn đấu.
Người kém cỏi thì lại rất thích cảm giác được người khác tôn vinh, khen ngợi cho nên trong bất cứ cuộc tranh luận nào, họ cũng phải cố sống cố chết chứng tỏ quan điểm của mình đúng đắn và trên cơ người khác.
Không tỏ ra tự cao, người thông minh thường rất hòa đồng và quan tâm đến mọi người. Họ không tiếc lời khen ngợi khi ai đó đạt thành tích tốt và luôn động viên để khích lệ tinh thần cho cả nhóm.
Còn người kém cỏi như đã nói, luôn tâm niệm "I am the best", thậm chí họ còn tìm cách để loại bỏ những người mà họ nghĩ sẽ gây cản trở cho họ trên bước đường thăng tiến.
Trong tâm lý học, đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger. Nó xảy ra khi những người kém năng lực đánh giá quá cao bản thân và khả năng của mình trong khi đánh giá thấp các kỹ năng và trí thông minh của người khác.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người thông minh luôn cho rằng người khác đúng. Họ chỉ là phân tích các lập luận và cố gắng khách quan trước khi quyết định điều gì đúng và điều gì sai.
Những người kém năng lực đánh giá quá cao bản thân và khả năng của mình trong khi đánh giá thấp các kỹ năng và trí thông minh của người khác. Ảnh minh họa
4. Cố chấp, không chịu thay đổi
Có những người kiên định đến mức bảo thủ, cố chấp, suy nghĩ bị cố định. Nếu tư duy đã cố định thì bộ não sẽ khó hoạt động hiệu quả.
Làm sao một người có đầu óc cứng nhắc lại có thể thông minh được?
Dấu hiệu của những người thông minh là khả năng nhìn nhận và đánh giá mọi việc theo chiều hướng tích cực. Họ có tư duy cởi mở đối với thông tin mới và những sự thay đổi khác có thể phát sinh.
Ngược lại, những người kém thông minh sẽ tiếp tục tranh luận và không chịu thay đổi suy nghĩ của mình, không cần biết việc đó đúng hay sai.
5. Không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của người khác
Người thông minh là người biết đồng cảm. Họ không gạt bỏ cảm xúc và ý kiến của người khác, để từ đó họ hiểu các quan điểm khác nhau và nhìn vào một tình huống từ nhiều khía cạnh, xem xét vấn đề một cách khách quan.
Chính vì người thông minh thường có đôi mắt nhìn người khá chuẩn nên khi đã làm việc chung, họ thường rất tin tưởng đồng nghiệp, sẵn sàng giao phó các nhiệm vụ quan trọng.
Người kém cỏi như thường lệ vẫn chỉ tin tưởng bản thân mình và luôn cố gắng bắt lỗi, "đổ dầu vào lửa", bàng quan mỗi khi đồng nghiệp mắc sai lầm chứ không giúp đỡ tìm ra phương án khắc phục.
Họ chỉ quan tâm đến thành tích cá nhân chứ không đề cao tinh thần làm việc nhóm.
Russel James, một giáo sư tại Đại học Texas Tech, đã phân tích hơn 1.000 người Mỹ và phát hiện ra rằng những người thông minh thường cho đi mà không mong đợi nhận lại bất cứ điều gì, trái ngược so với những người dốt. Điều này chỉ ra rằng những người thông minh hiểu hơn về nhu cầu và cảm xúc của người khác và có xu hướng giúp đỡ người khác nhiều hơn.
Người kém cỏi như thường lệ vẫn chỉ tin tưởng bản thân mình và luôn cố gắng bắt lỗi. Ảnh minh họa
6. Phản ứng với những xung đột bằng sự tức giận
Ai cũng có những lúc bực tức, nổi giận. Nhưng những người kém thông minh, đây là phản ứng đầu tiên mỗi khi họ gặp mâu thuẫn.
Khi cảm thấy không kiểm soát được tình huống theo ý mình, họ có xu hướng tức giận và hành động hung hăng để bảo vệ ý kiến của mình.
Một số nhà khoa học cũng từng đưa ra nhận định: "Khi trí thông minh của con người càng thấp, việc tiếp thu những phản ứng gây xung đột càng dễ xảy ra, ở độ tuổi càng trẻ. Những hành vi hung hăng này sẽ khiến việc phát triển trí tuệ càng trở nên khó khăn hơn".
7. Đổ lỗi cho người khác vì sai lầm của chính mình
Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa.
Thậm chí, nếu được người khác góp ý nhận xét thì thay vì biết ơn, họ lại quay ra bực bội, khó chịu.
Trong khi đó, một người thông minh và chân chính sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình mà luôn có trách nhiệm và nghiêm túc nhận lỗi khi mắc sai lầm.
Trong khi những người dốt thì làm ngược lại. Họ thích được người khác thương hại hơn là thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Và họ sẽ đẩy trách nhiệm của mình cho người khác bất cứ khi nào có thể.
Điều này có nghĩa, người ngu dốt sẽ mãi không thể tiến bộ, còn người thông minh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ chính sai lầm của mình.
Dành thời gian một mình, nuôi dưỡng các mối quan hệ hay tham gia vẽ tranh, làm vườn... là những việc người thành công thường làm vào các ngày nghỉ.
Nguồn: [Link nguồn]