7 sai lầm lớn nhất của cha mẹ phá hủy sự tự tin của trẻ
Sự tự tin là một biểu hiện của người có sức khỏe tinh thần tráng kiện. Với tinh thần khỏe mạnh, con của bạn sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với các thử thách khó khăn trong tương lai.
Mẹ cùng con thực hiện nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.
Sức khỏe tinh thần chính là trạng thái tích cực trong suy nghĩ, cách kiểm soát cảm xúc và hành xử. Cũng giống như sức khỏe thể chất, bạn có thể có sức khỏe tinh thần tốt hoặc sức khỏe tinh thần bất ổn.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng. Do vậy, sức khỏe tinh thần nên được chú trọng đề cao, trong khi điều này không thể hình thành trong một sớm một chiều mà cần thời gian nuôi dưỡng, ươm mầm càng sớm càng tốt.
Theo tờ Cnbc, Tracy Hutchinson, nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu tâm lý người Mỹ 18 năm kinh nghiệm tư vấn rằng sức khỏe tinh thần nên được nuôi dưỡng từ nhỏ.
Những đứa trẻ mạnh mẽ về tinh thần không chỉ đủ khả năng tự giải quyết vấn đề trong tương lai mà còn giúp ích được cho nhiều người trong xã hội.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, nhiều cha mẹ gặp những khó khăn nhất định. Tracy Hutchinson đã chỉ ra 7 sai lầm bố mẹ thường mắc trong quá trình rèn luyện sức khỏe tinh thần cho trẻ.
1. Hạn chế cảm xúc của trẻ
Trẻ em cần biết rằng việc thể hiện và nói về cảm xúc của mình là điều lành mạnh. Khi cha mẹ nói với con cái rằng "không có vấn đề gì", "đừng buồn chuyện đó" ... đứa bé sẽ hiểu rằng cảm xúc không quan trọng, kìm nén cảm xúc trong lòng sẽ tốt hơn.
Thay vào đó, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đối mặt với cảm xúc, gọi tên cảm xúc và dạy cách đối phó với cảm xúc.
2. Ra tay giúp đỡ mỗi khi trẻ gặp thất bại
Là cha mẹ, thật khó để chứng kiến con cái phải vật lộn qua những thử thách mà bạn có thể giúp con vượt qua dễ dàng.
Tuy nhiên, hãy nghĩ rằng con cần học cách vượt qua để ngay cả khi không có bạn bên cạnh, chúng vẫn có thể giải quyết khúc mắc một cách dễ dàng.
Thất bại là một phần của thành công. Nếu những đứa trẻ không bao giờ có cơ hội học được những bài học đi kèm với thất bại, chúng sẽ không bao giờ phát triển sự kiên trì cần thiết để vươn lên trong tương lai.
3. Giám sát con cái quá mức
Trẻ em thích đồ chơi và cha mẹ thường tặng món đồ chúng thích. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn cho con bạn bất cứ điều gì chúng muốn, chúng sẽ bỏ lỡ các kỹ năng liên quan đến sức mạnh tinh thần, ví dụ như kỷ luật tự giác.
Cha mẹ nên cho con thấy rằng cần lao động, cần phải làm việc để có thể đạt được những điều mình muốn. Ví dụ cha mẹ có thể cho con mua món đồ mình thích khi hoàn thành những quy tắc rõ ràng như hoàn thành bài tập trước thời gian quy định, làm việc nhà, ...
Giúp trẻ gọi tên, vượt qua cảm xúc tiêu cực.
4. Kỳ vọng sự hoàn hảo từ con
Thật tự nhiên khi cha mẹ luôn mong con mình trở thành người tài giỏi nhất. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi đứa trẻ có một khả năng nhất định, việc đặt hi vọng quá cao khiến con bạn dễ gặp áp lực, mất tự tin trong cuộc sống.
Xây dựng sức mạnh tinh thần ở trẻ bằng cách đảm bảo kỳ vọng là thực tế. Và ngay cả khi con bạn gặp những thất bại, cha mẹ cần chỉ ra cho trẻ thấy bài học quan trọng đằng sau mỗi lần vấp ngã để rút kinh nghiệm trong lần sau.
5. Đảm bảo rằng trẻ luôn cảm thấy thoải mái
Có rất nhiều điều có thể khiến con bạn cảm thấy khó chịu, đặc biệt với những vấn đề liên quan đến việc học tập, thực hiện kỹ năng mới như chuyển nhà mới, chuyển trường mới, chơi môn thể thao mới ...
Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn chỉ dạy cho con, dẫn dắt con để tăng sức mạnh tinh thần bằng cách khuyến khích động viên không thúc ép.
6. Không đặt ranh giới cha mẹ -con
Bạn muốn con bạn tự đưa ra quyết định của bản thân nhưng hãy để chúng hiểu rằng bố mẹ giống như ông chủ trong công việc sau này.
Những đứa trẻ mạnh mẽ về tinh thần thường có cha mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thiết lập ranh giới, tính nhất quán trong việc dạy trẻ. Những quy tắc quá khắc nghiệt có thể dẫn đến những cuộc cãi vã tranh giành quyền lực giữa bạn và con.
7. Không biết cách tự chăm sóc bản thân
Càng lớn tuổi, trẻ càng khó duy trì các thói quen lành mạnh ví dụ: ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, dành thời gian để phục hồi... Đó là lý do tại sao việc xây dựng thói quen tự chăm sóc cho bản thân là rất quan trọng.
Những người giàu có và thành công đều phải trải qua lao động. Bởi thế, con cái của họ cũng phải thấm nhuần nhiều...
Nguồn: [Link nguồn]