7 lý do khiến bạn ngày càng nghèo

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều người không thể thoát nghèo chính bởi tư duy hạn hẹp, lối sống không lành mạnh hàng ngày.

Thích tiêu xài trước

Khái niệm "tiêu dùng trước" đã đi sâu vào cuộc sống hiện đại và trở thành một điều quen thuộc, đặc biệt ở giới trẻ.

Khái niệm này dùng để chỉ việc ứng tiền trước, thế chấp tài sản trong tương lai để tận hưởng các dịch vụ xa xỉ hoặc mua hàng đắt tiền. Thống kê từ Consumer Intelligence Research Partners (CIRP) cho thấy, có hơn 55% người mua iPhone và 44% người mua điện thoại Android bằng cách trả góp.

Ưu điểm của tiêu dùng trả góp là giảm áp lực kinh tế ở thời điểm hiện tại nhưng nhược điểm là khiến tham vọng mua sắm của con người trở nên không có giới hạn. Nếu quen với việc tiêu trước dù kinh tế bản thân hạn hẹp sẽ hình thành gánh nặng tài chính trong tương lai.

Để không khiến mình ngày càng nghèo đi, cần lập kế hoạch mua sắm hàng ngày, hàng tháng cho bản thân và tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu không muốn mắc nợ, nên hủy thẻ tín dụng hoặc đóng tài khoản mua sắm, học cách kiểm soát mức tiêu dùng cá nhân ở mức tối thiểu.

Nghiện tích trữ

Courtney Carver - một blogger về lối sống tối giản từng sống nhiều năm với những lựa chọn thừa thãi. Cô từng mắc chứng nghiện tích trữ, thích mua nhiều quần áo hay chất đống nhu yếu phẩm trong nhà. Dù vậy, khi nhà tràn ngập đồ đạc, Courtney Carver lại không cảm nhận được niềm vui như bản thân tưởng tượng mà chỉ thấy bực bội vì tiền ngày cạn kiệt.

Sau đó, blogger này nhận ra cuộc sống hạnh phúc không nhất thiết phải sở hữu nhiều đồ đạc. Bởi vậy cô bắt bản thân tuân theo kỷ luật để từ bỏ ham muốn về vật chất như chỉ mua mỹ phẩm, thực phẩm khi dùng hết hay chỉ thay quần áo mới khi mọi thứ đã cũ.

"Bằng cách này, không chỉ nhu cầu hàng ngày được đáp ứng mà còn có thể tiết kiệm nhiều hơn", Courtney Carver nói.

Trì hoãn

Thomas Corey, nhà hoạch định tài chính người Mỹ từng nói, trì hoãn là thói quen nghiêm trọng nhất của người nghèo. Đây là thói quen lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản mỗi người đạt được thành tựu. Nếu giữ mãi thái độ sống và làm việc như vậy, bạn sẽ không đạt được thành công trong bất cứ công việc gì.

Khi trì hoãn, con người không chỉ lãng phí thời gian của hiện tại mà còn tạo ra gánh nặng cho tương lai. Việc này cũng khiến bạn bỏ lỡ cơ hội quý giá trong cuộc sống và sự nghiệp. Khi chậm trễ đưa ra quyết định, những cơ hội tốt cũng có thể vuột mất.

Yên vị trong vùng an toàn

Người bình thường muốn một cuộc sống an nhàn. Trái lại, người giàu có lại bị kích thích bởi sự mạo hiểm, không chắc chắn.

Triệu phú tự thân Steve Siebold - người đã dành thời gian phỏng vấn 1.200 người giàu suốt ba thập niên - đã viết trong cuốn sách How Rich People Think (Người giàu tư duy như thế nào): "Khi ở trong vùng an toàn, bạn có thể hô mưa gọi gió, kiểm soát được mọi vấn đề nhưng đừng quên bản thân cần phải tiến bộ đi lên".

Theo Steve Siebold, không nên tuột dốc trước sự phát triển của xã hội nếu cứ chần chừ mãi trong vùng an toàn. Một khi bước ra khỏi giới hạn của bản thân sẽ thấy được thế giới muôn màu và tràn đầy năng lượng để đón nhận những điều mới mẻ.

Tư duy hạn hẹp

Triết gia người Mỹ Ayn Rand từng nói: "Sự giàu có là sản phẩm từ khả năng tư duy của một người". Tư duy càng hạn hẹp thì tầm nhìn sẽ càng hạn chế. Nếu tư duy đa dạng và phong phú, những kênh kiếm tiền sẽ càng được mở rộng"

Theo Ayn Rand, một người muốn kiếm được nhiều tiền, cần phải tạo suy nghĩ khác biệt, không ngừng phá bỏ những kiến thức cũ và thấm nhuần ý tưởng mới. Bằng cách nhìn mọi thứ với nhãn quan cởi mở, bạn sẽ khám phá được nhiều cơ hội làm giàu hơn.

Luôn nghĩ tới kịch bản xấu nhất

Nghĩ về tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai thường không có lợi ích gì bởi ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức và hành vi.

Chẳng hạn, bạn trình bày một bản báo cáo công việc và được cấp trên nhận xét tốt về tổng thể, chỉ có một vài lỗi sai cần cải thiện. Lúc này, thiên kiến tiêu cực khiến bạn tập trung vào lời chê của sếp nhiều hơn để rút kinh nghiệm cho lần sau. Trong khi đó, người có suy nghĩ tiêu cực lại mường tượng viễn cảnh bị sếp chê bai, nhiếc mắng trước cả khi nộp bản báo cáo. Từ đó, họ tê liệt, mất tập trung và liên tục trì hoãn công việc.

Người càng bi quan thì càng dễ thất bại. Khi một vấn đề xảy ra, hãy suy nghĩ đa dạng hơn về các tình huống để mọi việc phát triển theo chiều hướng tốt hơn.

Dựa dẫm vào người khác

Doanh nhân người Nhật Matsushita Konosuke từng nói nếu chỉ biết dựa dẫm vào người khác trong mọi việc, bạn sẽ khó đạt được thành tựu tốt. Một khi đã quen với việc ỷ lại sẽ dẫn tới mất khả năng suy nghĩ độc lập, khó có cơ hội thành công.

Nếu muốn phát triển bản thân, cần xây dựng tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm. Đây là yếu tố quan trọng để một cá nhân được đánh giá cao trong một tập thể. Hãy tập trung vào việc tự đưa ra quyết định và giải quyết những vấn đề bản thân có thể thực hiện.

Không quản lý ngân sách và theo dõi tài chính sát sao rất dễ dẫn tới lạm phát và khiến bạn mãi nghèo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Vy (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN