7 lời khuyên để có buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh thành công
Tham gia các buổi phỏng vấn xin việc vốn đã căng thẳng nhưng thực hiện một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai của bạn, sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng đó bởi vì bây giờ bạn còn lo lắng về cách nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của bạn.
Bí quyết phỏng vấn thành công nằm ở việc lắng nghe nhà tuyển dụng một cách nghiêm túc (Ảnh minh họa)
Vậy có cách nào để vượt qua tất cả áp lực đó và thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn xin việc không?
Tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về công ty và vị trí
Điều hoàn toàn cần thiết là bạn phải tìm hiểu mọi thứ về ngành nghề, công ty và vai trò mà bạn đang phỏng vấn. Trang web của công ty hoặc trang tuyển dụng hàng đầu nơi bạn thấy được tin đăng tuyển là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Bằng cách này bạn sẽ thu thập được nhiều thôn tin hữu ích và đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến như “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”,“Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn” hay “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”…
Ghi nhớ từ vựng theo lĩnh vực cụ thể
Tìm hiểu các từ vựng quan trọng trong ngành nghề ứng tuyển để bạn có thể giải thích chi tiết các câu trả lời của mình và cho thấy sự phù hợp của bạn đối vối công việc.
Lắng nghe một cách cẩn thận
Bí quyết phỏng vấn thành công nằm ở việc lắng nghe nhà tuyển dụng một cách nghiêm túc, đặc biệt là khi bạn có một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh - ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn. Đừng cảm thấy quá ngại ngùng và luôn yêu cầu nói chậm lại nếu cần để cải thiện giao tiếp. Suy nghĩ về câu trả lời cuối cùng trước nói, xác định các từ khóa của điều được hỏi và tập trung giải quyết chúng trong câu trả lời của bạn.
Ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Điều quan trọng không kém đối với khả năng nói tiếng Anh của bạn là có ngôn ngữ cơ thể phù hợp. Nó có thể ảnh hưởng đến âm sắc của giọng nói của chúng ta theo nhiều cách. Ví dụ, tư thế khom người thường dẫn đến giọng nói thể hiện sự kém tự tin. Ngôn ngữ cơ thể phù hợp, cụ thể là sử dụng các cử chỉ biểu cảm trên khuôn mặt và bàn tay thích hợp, sẽ giúp bạn truyền đạt ý tưởng của mình đến người phỏng vấn rõ ràng hơn, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng ngoại ngữ như tiếng Anh.
Lưu ý đến tốc độ nói
Lưu ý rằng ngôn ngữ tiếng Anh, khi được nói bởi người bản ngữ, có tốc độ chậm hơn so với các ngôn ngữ khác. Nói chậm hơn đặc biệt quan trọng đối với những người mà ngôn ngữ mẹ đẻ vốn có nhịp độ nhanh như hầu hết các ngôn ngữ châu Á. Cố gắng điều chỉnh tốc độ nói tương tự với tốc độ của người nói tiếng Anh bản ngữ trong cuộc phỏng vấn. Điều này không chỉ giúp câu trả lời của bạn rõ ràng hơn mà bạn còn có thêm thời gian để hình thành câu trả lời.
Nói những câu ngắn hơn
Ngoài việc nói chậm hơn, hãy nhớ nói những câu ngắn hơn để giúp người phỏng vấn hiểu được những gì bạn đang nói. Các câu phức tạp rất khó để điều hướng trong các cuộc phỏng vấn xin việc, đặc biệt là đối với những người không phải là người bản ngữ. Người ta thường thấy các ứng viên, ngay cả những người nói tiếng Anh bản ngữ, thường hay bị lạc đề nếu ý tưởng của họ quá phức tạp và câu cú quá dài. Để đảm bảo rằng những ý tưởng bạn truyền đạt được người phỏng vấn thấu hiểu, hãy thử sử dụng những câu ngắn hơn và đơn giản hơn.
Khi thắc mắc điều gì, đừng ngại đặt câu hỏi
Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, bạn có thể không hiểu câu hỏi hoặc không chắc người phỏng vấn đang hỏi gì. Khi đó, đừng ngại yêu cầu họ lặp lại câu hỏi hoặc hỏi bằng một cách khác để bạn hiểu rõ hơn. Đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà bạn không chắc chắn sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp về khả năng giao tiếp của bạn. Người phỏng vấn sẽ luôn hiểu rằng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, vì vậy hãy cho họ thấy rằng bạn không ngại hỏi và giải quyết bất kỳ điều gì không chắc chắn.
Tham dự một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, khi đó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, luôn là thử thách đối với những ứng viên tìm việc có kinh nghiệm nhất. Nhưng nếu bạn ghi nhớ những lời khuyên này, bạn sẽ có thể vượt qua cuộc phỏng vấn một cách tốt đẹp.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là một trong những câu hỏi rất quan trọng, quyết định bạn có được nhận vào công ty hay không.