7 dấu hiệu đối phương có mối quan tâm mới
Hầu như người ta đều có thể làm được khi cố tình che giấu điều gì đó. Tuy nhiên, nó đều để lại “dấu vết” .
Có một số biểu hiện khá rõ cho thấy đối phương đang có gì đó mờ ám, che giấu bạn, thậm chí là lừa dối. Tuy nhiên, tất cả chỉ là tương đối và một thái độ đúng mực, cẩn trọng là không bao giờ thừa.
Anh/cô ấy đột nhiên cần riêng tư
Nếu hai bạn có mối quan hệ khăng khít lâu năm, biết rõ mọi thói quen của nhau những người ấy đột nhiên có sự thay đổi không rõ lý do. Ví dụ anh/cô ấy có những khoảng thời gian biến mất mà bạn không rõ là họ đang làm gì, hay vắng mặt ở cơ quan hoặc dấu nhẹm điện thoại khi ở bên cạnh bạn.
Mọi thói quen của người ấy đột nhiên có sự thay đổi không rõ lý do (Ảnh minh họa)
Ngày càng nhiều các mối quan hệ mà anh/cô ấy gọi là “bạn” hay “đối tác” mà bạn không hay biết. Kiểm soát nhau là điều không nên, song không biết gì về nhau thì không thể gọi là một mối quan hệ nghiêm túc.
Lơ là sự quan tâm
Một dấu hiệu rất rõ của sự thay lòng đó là mất dần sự quan tâm đến bạn. Anh/cô ấy quên những lời đã nói với bạn, hẹn rồi lại không nhớ, mua những món quà không đúng ý và thường xuyên mất tập trung khi trò chuyện với bạn.
Thay đổi ngoại hình
Nếu đối tác của bạn trước đây trung thành với phóng cách cổ điển nhưng bỗng chốc bị thu hút bởi những bộ đồ hiện đại, phong cách thể thao, thay đổi mùi nước hoa, thậm chí đổi cả gu thẩm mỹ… có thể người ta đang bị tác động bởi một nhân tố mới.
Giữ điện thoại như giữ của
Nếu bình thường người ấy quăng điện thoại khắp nơi, không bao giờ cài mật mã mà bây giờ cầm điện thoại ngay cả khi đi vệ sinh, khi dùng máy thì luôn tránh cho bạn không nhìn thấy màn hình hiển thị gì, cài mật khẩu và cáu gắt khi bạn mượn điện thoại thì rất đáng nghi. Hoặc anh ấy giấu những thông tin bí mật của cá nhân hoặc anh ấy đang có một đối tượng liên lạc mà không muốn cho bạn biết.
Cãi nhau không lý do
Dễ dàng nổi cáu và không bao giờ có ý định làm lành trước dù đúng hay sai. Người ta vẫn nói một lời xin lỗi không phải là bạn nhận sai mà là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn sự đúng sai. Khi ở trong một mối quan hệ mà người ấy không bận tâm, không khó chịu khi gây gổ với bạn, không có nhu cầu làm lành với bạn khi bất hòa thì chứng tỏ bạn không mấy quan trọng với họ.
Luôn buộc tội
Để tránh bị nghi ngờ, người ấy lại thường xuyên đổ thừa cho bạn rằng bạn nói dối họ. Khi bạn làm điều gì đó không vừa ý người ấy, họ sẽ quy kết cho bạn đủ mọi tội lỗi. Phản ứng này một phần do cảm giác có lỗi luôn thường trực trong họ và đó là cách họ tự vệ.
Linh cảm của bạn
Đây cũng là một dạng căn cứ. Tuy nhiên, mức độ khả tín của nó là khá thấp. Rất nhiều người ngộ nhận, đổ lỗi oan cho đối phương chỉ vì sự thiếu tự tin vào bản thân mình. Vì không tự tin nên cảm thấy xung quanh đều là đối thủ và luôn suy diễn mọi hành động của đối phương theo hướng tiêu cực.