7 câu hỏi tiền bạc thô lỗ mà bạn nên tránh và cách khôn ngoan đáp lại nếu bị hỏi

Trong trường hợp bạn là người bị hỏi những câu này, dưới đây sẽ là những hướng dẫn về cách trả lời lịch sự và phù hợp mà bạn có thể dùng để thoát khỏi tình huống khó xử.

7 câu hỏi tiền bạc thô lỗ mà bạn nên tránh và cách khôn ngoan đáp lại nếu bị hỏi - 1

Chuyên gia tư vấn April Masini của trang AskApril.com cho biết: “Bạn càng quen với ai đó, việc thảo luận về tài chính hay cùng nhau trải nghiệm các vấn đề liên quan đến tiền bạc sẽ càng cởi mở hơn".

Tuy nhiên, một câu hỏi thô lỗ về tiền bạc cũng có thể nhanh chóng đẩy cuộc thảo luận thân thiện vào thế khó xử hoặc không phù hợp. Thậm chí tệ hơn là câu hỏi đó có thể khiến người bị hỏi cảm thấy khó chịu, biến cuộc trò chuyện trở thành cuộc cãi vã. 

Trong giao tiếp, tuỳ theo mối quan hệ mà bạn cần có những cách cư xử khéo léo và phù hợp riêng. Về vấn đề tiền bạc, có những giới hạn chung mà bạn không nên vượt quá và cũng không nên để người khác vượt quá. Dưới đây là 7 câu hỏi thô lỗ về tiền bạc mà bạn không nên hỏi người khác và cũng không cần thiết phải trả lời. Trong trường hợp bạn là người bị hỏi những câu này, dưới đây sẽ là những hướng dẫn về cách trả lời lịch sự và phù hợp mà bạn có thể dùng để thoát khỏi tình huống khó xử.

1. Bạn có bao nhiêu tiền?

Cho dù bạn đang xẹp ví hay sở hữu cả tỷ trong tài khoản ngân hàng, câu hỏi này vẫn là không nên trong giao tiếp. Theo Masini, dù tình huống của bạn là gì, khi bị hỏi câu này, bạn chỉ cần nở một nụ cười lịch sự và nói rằng bạn đủ dùng. Bạn cũng có thể thử nói rằng: “Tôi luôn nỗ lực để có tài chính tốt hơn và hiện tại hài lòng với những gì mình có”.

Đôi khi, những người hỏi chỉ là vì tò mò, cũng có thể họ đang tìm kiếm một lời khuyên, tư vấn về tài chính cho tình huống của họ, đặc biệt nếu họ đang thắc mắc về tiết kiệm và đầu tư. Trong những trường hợp này, bạn có thể trả lời bằng cách nói về tài chính hơn là đi vào các con số và chi tiết cụ thể.

2. Bạn kiếm được bao nhiêu? 

Thời điểm duy nhất câu hỏi này thực sự thích hợp là khi nhà tuyển dụng tiềm năng hỏi bạn về mức lương ở công ty cũ hoặc nhân viên ngân hàng hỏi khi bạn đề nghị vay tiền. 

Đối với tất cả các trường hợp khác, bạn không cần phải nói ra con số mà có thể trả lời theo những cách tiếp cận sau:

"Ồ! Tôi kiếm đủ để trang trải nhu cầu thiết yếu và một số điều mình muốn."

"Tôi chỉ nói về vấn đề này với người thực sự quan trọng."

Bạn cũng có thể thẳng thắn trả lời rằng: "Đó không phải là một câu hỏi thích hợp để bạn hỏi tôi" hoặc "Đó thực sự không phải là điều bạn cần quan tâm."

Tốt hơn, khi trò chuyện với người khác, bạn không nên hỏi về con số thu nhập của họ, trừ trường hợp đối phương chủ động và cởi mở muốn chia sẻ. 

3. Bạn đã trả bao nhiêu cho thứ đó?

7 câu hỏi tiền bạc thô lỗ mà bạn nên tránh và cách khôn ngoan đáp lại nếu bị hỏi - 2

Chuyên gia tư vấn về nghi thức xã giao Jodi Smith của Mannersmith.com cho biết cô ấy đã nhận được nhiều câu hỏi này ngay sau khi mua nhà. Một người bạn đã lâu mới gặp, một người hàng xóm chưa từng nói chuyện bao giờ... đã hỏi: "Bạn mua nhà này giá bao nhiêu".

Smith chỉ mỉm cười và nói: “Nhiều hơn chúng tôi dự tính nhưng vẫn nằm trong khả năng chi trả của chúng tôi". Tuy nhiên, một vài người vẫn tiếp tục hỏi đi hỏi lại và cuối cùng Smith chỉ còn cách đổi chủ đề, hướng câu chuyện sang phía khác. 

Nếu bạn không muốn nói ra, sẽ tốt hơn khi bạn trả lời một cách mơ hồ. Theo Smith, bạn cũng có thể trả lời rằng: “Đó là một mức giá tốt không nên bỏ lỡ" hoặc "Như tôi mong đợi". 

4. Cho tôi được chứ? 

Câu trả lời cho câu hỏi này đa phần trở nên phức tạp khi câu trả lời là “không”. Tất nhiên người bị hỏi hoàn toàn có thể đưa ra nhiều lý do về việc vì sao không thể cho ai đó tiền, nhưng điều đó có thể khiến người hỏi tiếp tục đưa ra những câu hỏi.

Bạn không nên hỏi người khác câu này và cũng không cần thiết phải nghĩ quá nhiều về câu trả lời khi bị hỏi. Bạn có thể nói rằng: "Tôi đã có kế hoạch với số tiền của mình. Xin lỗi vì không thể giúp được bạn"; "Tôi tránh cho bạn bè và người thân vay tiền để tránh gây ra những căng thẳng không đáng có". Bạn cũng có thể thẳng thắn: “Tôi không thoải mái khi cho/cho bạn vay tiền bây giờ”.

Bạn cũng có thể hỏi rằng: “Tôi có thể giúp gì khác được không?”. Đây là cách từ chối nhưng vẫn thể hiện được rằng bạn quan tâm đến đối phương, muốn giúp đỡ dù không thể cho hay cho vay tiền.  

5. Bạn nợ bao nhiêu?

7 câu hỏi tiền bạc thô lỗ mà bạn nên tránh và cách khôn ngoan đáp lại nếu bị hỏi - 3

Trường hợp duy nhất đối phương cần biết về vấn đề này của bạn là khi bạn đăng ký một khoản vay và người cho vay đang cố gắng tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập của bạn. Đối với những trường hợp khác, đó không phải là việc của họ và bạn chắc chắn không phải trả lời cho họ một con số nếu bạn không muốn.

Người khéo léo và lịch sự trong giao tiếp sẽ không hỏi người khác rằng: "Bạn nợ bao nhiêu". Nếu ai đó hỏi bạn câu này bạn có thể trả lời lịch sự rằng: "Món hàng đó hơi mắc chút nhưng tôi chi trả được và nó đáng giá" hoặc "Tất cả đều trong tầm tôi có thể xử lý" hoặc "Tôi không chắc con số chính xác nhưng tôi đang làm việc chăm chỉ để chi trả các khoản nợ."

6. Làm thế nào mà bạn có thể chi trả khoản đó?

Jason Vitug, người sáng lập Phroogal, cộng đồng chuyên giải đáp các thắc mắc về vấn đề tài chính cá nhân, đã có một câu trả lời rất thông minh khi được hỏi: “Bạn có chắc mình đủ khả năng chi trả không?”. Câu trả lời của anh ấy là: “Tôi đã quên đăng xuất dịch vụ ngân hàng trực tuyến à?”.

Khi người hỏi có vẻ bối rối, Vitug đã kết thúc cuộc trò chuyện với câu nói: "Ồ, tôi tưởng mình đã làm thế vì bạn biết những gì phù hợp với túi tiền của tôi."

Hỏi người khác về việc họ có thể chi trả cho khoản mua sắm đó không là điều không nên. Bạn cũng không cần thiết phải trả lời những câu hỏi như vậy. Nhìn chung, bạn chỉ cần cho người hỏi biết rằng bạn đã nghĩ đến việc mua hàng và cảm thấy hài lòng về nó. Bạn có thể nói rằng: "Tôi đã mua một vài thứ để tìm được thứ mình thực sự thích. Đừng lo, số tiền đó vẫn nằm trong khả năng chi trả của tôi!".

7. Điểm tín dụng của bạn thế nào? 

Mặc dù điểm tín dụng của bạn có thể không giống thông tin quá cá nhân nhưng đằng sau con số đó có thể nói lên nhiều điều. Điểm tín dụng thường có thể phản ánh cách bạn xử lý tài chính của mình trong vài năm qua. Bởi vậy, dù chỉ là một con số, điểm tín dụng có thể tiết lộ nhiều điều về thói quen và lịch sử tiền bạc mà bạn có thể không muốn người khác biết.

Trừ trường hợp người hỏi là nhân viên ngân hàng hay một người rất quan trọng với bạn, bạn không cần phải trả lời câu hỏi này. Hãy lịch sự mỉm cười và nói: “Tôi không muốn đề cập đến vấn đề đó.” Bạn cũng có thể nói rằng: "Tôi không nhớ con số chính xác" hoặc "Tôi không biết. Cảm ơn vì đã nhắc nhở. Tôi sẽ kiểm tra lại".

Những người không tuân theo 4 thói quen tiền bạc này đều rơi vào nghèo khó

Khi bạn không biết cách quản lý tiền của mình, bạn vẫn có thể trở nên giàu có nhưng điều đó sẽ không bền vững. Trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN