7 cách đơn giản giúp bạn đọc được suy nghĩ, biết được người đối diện là ai

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng có thể đoán được suy nghĩ của người khác bằng cách quan sát phản ứng và biểu hiện của họ. Có 7 cách "đọc" được suy nghĩ giúp bạn hiểu tâm trí của mọi người nhanh hơn.

"Đọc" được suy nghĩ giúp bạn hiểu tâm trí của mọi người nhanh hơn (Ảnh minh họa)

"Đọc" được suy nghĩ giúp bạn hiểu tâm trí của mọi người nhanh hơn (Ảnh minh họa)

Trong hầu hết hoạt động hàng ngày, con người sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn họ nghĩ. 

Theo tâm lý học, ngôn ngữ cơ thể được biểu hiện dưới những cảm xúc và trạng thái khác nhau. Đôi khi cảm xúc của bạn không được nói ra miệng song thái độ lại có thể đọc được thông qua những phản ứng nhỏ của cơ thể. 

Có 7 cách "đọc" được suy nghĩ giúp bạn hiểu tâm trí của người đối diện nhanh hơn, để có cách ứng xử phù hợp hơn.

Khoanh tay trước mặt

Trong hầu hết các trường hợp, hành động này thể hiện rằng đối phương hiện đang ở trong trạng thái phòng thủ và né tránh.

Nó giống như việc bạn dùng tay làm lá chắn để bảo vệ chính mình.

Có thể anh ta chưa quen với người đang nói chuyện dẫn đến việc trong giao tiếp muốn giữ khoảng cách với đối phương. Nó cũng có thể là anh ta không thích hoặc không đồng ý với những gì người kia đang nói.

Nghiêng cơ thể

Khi bạn đang nói chuyện với ai đó, bạn có thể quan sát cơ thể của người kia. Nó đang đối mặt với bạn, hay nghiêng về hướng khác.

Nếu anh ta đang quay mặt về phía khác, điều đó có nghĩa là anh ấy không quan tâm đến chủ đề bạn đang nói, bạn có thể thử một chủ đề khác.

Thiếu tập trung chú ý

Khi con người cảm thấy lo lắng, sợ hãi ngoài biểu hiện hoảng loạn, họ cũng có thể bơ phờ, đầu cúi xuống, hoặc nhìn vào một điểm nào đó với vẻ mặt hoang mang.

Khi bạn thấy người khác thể hiện trạng thái này không phải là anh không để ý đến bạn mà là do anh ta quá lo lắng và sợ hãi. Bạn có thể thăm dò hoặc tạm dừng câu chuyện để đối phương chia sẻ hoặc tĩnh lặng, hoàn hồn trước khi quyết định có nói ra vấn đề trong lòng hay không.

Những chuyển động nhỏ vô tình

Khi đang trò chuyện, bạn thấy người kia liên tục rung chân, nghịch ngón tay hoặc hất tóc. Theo các chuyên gia tâm lý, điều đó thể hiện có thể đối phương đang cảm thấy mất kiên nhẫn hoặc rất lo lắng.

Khi bạn vô tình thể hiện những hành động này, hãy dừng lại ngay lập tức. Nếu không, sự lo lắng của bạn có thể bị bên kia nhìn thấu.

Bắt tay

Khi bạn gặp một người lạ lần đầu tiên hoặc một người mà bạn không biết rõ lắm, việc bắt tay thể hiện sự lịch sự và tôn trọng với nhau. Nhưng cái bắt tay cũng cho phép bạn nhận những thông tin khác nhau từ đối phương.

Khi đối phương bắt tay và thể hiện sức mạnh vừa đủ, điều đó có nghĩa đối phương là người khá tự tin và có thể trò chuyện.

Nếu đối phương bắt tay hờ hững, gần như chưa chạm vào đã tuột đi có thể họ là người không tự tin vào bản thân hoặc coi thường người khác. Những người như vậy khiến đối phương bị hẫng và mất cảm tình dù hình thức tốt thế nào đi nữa.

Nhìn nhau

Khi nói chuyện với người khác, nhìn vào mắt đối phương là biểu hiện của sự tôn trọng. Bởi vì điều này giúp đôi phương thấy mình được chú ý và được tôn trọng. 

Nó cũng cho thấy rằng bạn quan tâm đến nội dung của cuộc trò chuyện. Nếu người kia luôn nhìn bạn chăm chú, thì cũng còn có thể là anh ấy đang quan tâm đến bạn.

Vì vậy, khi chúng ta nói chuyện hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt với nhau càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ khiến bạn chân thành và tự tin hơn.

Bắt chước

Trong quá trình giao tiếp, một số người sẽ vô thức học được giọng điệu, cử động và cách cư xử của đối phương.

Đây có thể không phải là họ cố tình bắt chước, mà là sự thể hiện một cách vô thức trong giao tiếp giữa các cá nhân, nhằm đến gần nhau nhanh hơn.

Khi bạn có mối quan hệ tốt hơn với một người, bạn sẽ thấy rằng một số hành động nhỏ giữa hai bạn sẽ ngày càng giống nhau hơn.

Khi bạn đặc biệt thích một người, bạn sẽ vô thức học hỏi và bắt chước người kia.

Ngôn ngữ cơ thể là sự thể hiện và hành vi mà chúng ta vô tình tiết lộ. Vì vậy, hãy học cách tiết chế những hành động nhỏ vô tình khiến người khác chú ý và thiếu thiện cảm với bạn. Bạn cũng cần học cách quan sát hành vi của người khác. Nó cũng sẽ giúp ích bạn trong giao tiếp hàng ngày giữa các cá nhân.

Quy tắc 80/20 và những bài học đắt giá giúp bạn “đứng vững” nếu bị mất việc

35 tuổi, tôi đột nhiên phát hiện ra mình là nhân vật chính trong một hoàn cảnh chẳng ai mong muốn: “Bị buộc thôi việc”....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Minh ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN