6 thói quen tiết kiệm giúp cuộc sống thoải mái hơn

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Không mua đồ ăn vặt, mua ít nhưng chọn đồ chất lượng tốt, theo dõi số tiền tiết kiệm... giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn.

1. Không mua đồ ăn vặt, nước ngọt

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Giá của đồ ăn vặt không đắt nhưng mua cả đống để dự trữ sẽ tốn một khoản chi phí lớn. Mặt khác, việc thường xuyên ăn nhẹ và tiêu thụ đồ ngọt sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Nhiều khi bạn không đói nhưng luôn muốn ăn một thứ gì đó và không thể dừng lại. Để tránh tăng cân và thêm chi phí hàng tháng, bạn cần hạn chế mua đồ ăn vặt, nước ngọt và từ từ bỏ thói quen này.

2. Mua những thứ thật sự có ích

Chúng ta có thể mua những thứ mình muốn để tự thưởng, miễn là chúng được sử dụng thường xuyên, thay vì bỏ xó. Ngược lại, nếu mua những thứ không bao giờ đụng tới, chỉ để chạy theo xu hướng trên mạng sẽ gây lãng phí tiền bạc và diện tích trong không gian sống.

3. Mua đồ ít nhưng chất lượng

Hàng hóa đắt tiền chất lượng cao thường có thể sử dụng được lâu dài, sẽ nuôi dưỡng tinh thần trân trọng đồ vật của chúng ta. Ngược lại, nếu mua đồ thay thế rẻ tiền, tần suất sử dụng không được nhiều, chất lượng không đảm bảo khiến bạn phải thay thế thường xuyên, vô hình trung sẽ làm tăng chi phí.

4. Quản lý tài chính thường xuyên

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Một số người có thói quen tiết kiệm cho biết khi càng giàu, họ càng ít có nhu cầu tiêu tiền. Họ mong tiết kiệm nhiều hơn khi thấy số tiền gửi ngân hàng ngày càng tăng.

Bạn cũng có thể mở một tài khoản khác dành riêng để tiết kiệm, gửi một số tiền cố định vào đó sau khi lĩnh lương hàng tháng. Nếu còn dư tiền vào cuối tháng, bạn cũng có thể chuyển vào tài khoản này. Khi số tiền trong tài khoản tiết kiệm tăng, bạn có thể sẽ thấy hài lòng hơn việc mua sắm không mục đích.

5. Kiểm tra số tiền chi tiêu hàng ngày

Ảnh: Pinterest

Ảnh: Pinterest

Các ứng dụng kế toán tổng hợp có thể trực quan hóa hồ sơ tiêu dùng thông qua biểu đồ, cho phép xem nhanh danh mục chúng ta chi tiêu nhiều tiền nhất và sau đó thực hiện các điều chỉnh. Ví dụ, nếu tiêu nhiều tiền nhất vào việc mua đồ ăn giao tận nhà, bạn có thể cố gắng đặt hàng ít hơn, mua nguyên liệu tươi để tự nấu, từ đó giảm bớt chi phí.

6. Lựa chọn các chương trình khuyến mãi

Mặc dù các chương trình khuyến mãi có thể giúp tiết kiệm tiền, chúng cũng dễ dàng khiến bạn rơi vào tình trạng chi tiêu bốc đồng và mua vô số thứ không dùng đến. Trước khi mua, hãy tự nhắc nhở rằng: Mang về nhà những thứ không sử dụng không chỉ lãng phí tiền bạc mà còn làm chật nhà.

Có một đống đồ đạc bừa bộn trong nhà cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả làm việc của bạn. Do đó, bạn nên cân nhắc các chương trình khuyến mại, mua những thứ thật sự cần thay vì chỉ chạy theo giá rẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc - Suốt hai năm Tiểu Hà và bạn trai không chi quá 300 tệ (một triệu đồng) tiền ăn mỗi tháng với thức ăn chỉ là cơm rau, xúc xích, mỳ tôm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hằng Trần (Theo Girlstyle) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN