6 quan niệm sai lầm ngăn cản bạn đến với tình yêu đích thực

Quan niệm “méo mó còn có hơn không” khiến nhiều người dứt bỏ cuộc sống độc thân vui vẻ để bước vào một mối quan hệ “méo mó”.

Đối với những người chưa yêu hay đã từng yêu và gặp thất bại, rất quan trọng để bạn nhận ra rằng, mọi mối quan hệ đều không bao giờ hoàn hảo và luôn đòi hỏi rất nhiều thứ bao gồm cả sự thỏa hiệp và sự sẵn sàng trong mọi tình huống để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. 

Để tìm kiếm và xây dựng bất kỳ một mối quan hệ có giá trị nào, có thể bạn cần phải bắt đầu bằng việc đánh giá lại một số quan niệm “thần thoại” sai lầm về hẹn hò và tình yêu vì nó có thể ngăn cản bạn trong việc tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình:

6 quan niệm sai lầm ngăn cản bạn đến với tình yêu đích thực - 1

"Kỳ thực trên thế giới này làm gì có tình yêu đích thực vì nếu đã là tình yêu, nó sẽ luôn đích thực" (Ảnh minh họa)

Quan niệm 1: “Tôi chỉ có thể hạnh phúc và hoàn hảo nếu tôi đang yêu một ai đó” hoặc “Thà có một mối quan hệ phức tạp còn hơn là độc thân”.

Thực tế: Không thể phủ nhận khi bạn đang yêu một ai đó, hoặc đang trong một mối quan hệ yêu đương, nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, kể cả lợi ích về sức khỏe.

 Tuy nhiên, bạn nên nhớ đó là khi bạn đang ở trong một mối quan hệ yêu đương lành mạnh. Bên cạnh đó, có nhiều người sau khi chia tay, ly dị mới có thể tìm được hạnh phúc đích thực của đời mình. 

Quan niệm “méo mó còn có hơn không” khiến nhiều người dứt bỏ cuộc sống độc thân vui vẻ để bước vào một mối quan hệ “méo mó” mà ngay chính mình còn không rõ ràng có thực sự có tình cảm với đói phương hay không. Đây chính là tiền đề của những đổ vỡ không đáng có sau này. Vì vậy, thà độc thân mà thoải mái còn hơn cô đơn, lạc lõng trong mối quan hệ được gọi tên là “tình yêu” của chính mình.

Quan niệm 2: “Nếu tôi không thể cảm thấy đối phương thu hút ngay lần gặp gỡ đầu tiên, đây không phải là một mối quan hệ đáng để tôi theo đuổi”.

Thực tế: Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Trong thực tế, việc yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ hay yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, tình yêu sét đánh… rất ít xảy ra ngoài đời thực nhưng bù lại, nó có rất nhiều trên phim, đặc biệt là những bộ phim tình cảm lãng mạn. Nó gieo vào đầu của những kẻ đang tìm kiếm tình yêu sự hoài nghi và sai lầm về ấn tượng đầu tiên sẽ quyết định tương lai của một mối quan hệ. 

Sự thật là sức hấp dẫn cũng như ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng tuy nhiên nó không bao giờ có thể phản ánh toàn bộ bản chất sự việc cũng như con người bạn đang hẹn hò.

 Sự cuốn hút tức thì và tình yêu lâu dài, bền chặt không gắn liền với nhau. Cảm xúc có thể thay đổi và sâu sắc hơn qua thời gian. Vì vậy, đừng vội cự tuyệt, làm bạn bè một thời gian, khi cơ hội đến, có thể chính bạn sẽ nhận ra người bạn bên cạnh mình bấy lâu chính là người mà mình đang tìm kiếm.

Quan niệm 3: “Phụ nữ có những cảm xúc khác, nhiều hơn so với đàn ông”.

Thực tế: Nữ giới và nam giới khi rung động đều cảm thấy những điều tương tự nhưng đôi khi, cách họ thể hiện cảm xúc lại theo cách khác nhau, thường phụ nữ sẽ phản ứng mạnh mẽ và kiềm chế rung động kém hơn. Nhưng chung quy lại, cả hai phái đều sẽ trải qua những cảm xúc như: buồn phiền, giận dữ, sợ hãi, nhớ nhung, hạnh phúc.  

Quan niệm 4: “Tình yêu đích thực sẽ không thay đổi” hay “thu hút vật lý sẽ biến mất theo thời gian”.

Thực tế: Tình yêu đúng thật hiếm khi tĩnh lặng nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu hoặc đam mê, hấp dẫn về thể chất sẽ phai nhạt dần theo thời gian.

 Khi có tuổi, cả nam và nữ giới đều sẽ sản sinh ít hormone tình dục nhưng cảm xúc thường ảnh hưởng đến đam mê, khao khát nhiều hơn là hormone. Và quan trọng là, niềm đam mê, sự yêu thích gần gũi bạn đời có thể trở nên mạnh mẽ theo thời gian. 

Chính vì thế, đừng hoang tưởng rằng tình yêu đích thực sẽ không thay đổi, nó có thể không nồng cháy, nóng bỏng như thủa ban đầu nhưng sẽ chuyển sang trạng thái dịu dàng, lặng lẽ quan tâm.

Quan niệm 5: “Nếu là tình yêu đích thực, tôi có thể khiến người đó thay đổi về những điểm tôi không thích”.

Thực tế: Sự thực là bạn không thể thay đổi bất cứ ai. Bạn chỉ có thể thay đổi chính mình và người ta chỉ thay đổi khi chính bản thân họ thực sự muốn thay đổi.

Quan niệm 6: “Bất đồng luôn luôn khiến mối quan hệ có vấn đề”.

Thực tế: Xung đột không phải là tiêu cực hay tích cực. Bất cứ một điều gì cũng có hai mặt của nó. Đương nhiên xung đột trong mọi chuyện thì nên xem xét lại nhưng nếu chỉ là những xung đột và tranh luận không ảnh hưởng đến nhân sinh quan, bằng vào kỹ năng giả quyết những tranh luận, xung đột có thể trở thành một cơ hội để mối quan hệ của bạn phát triển, giúp hai người hiểu về nhau hơn, từ đó tìm được những điểm chung ăn ý.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Nguyên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN