5 thói quen tiết kiệm giúp bạn ngày càng giàu có, bất chấp thu nhập cao hay thấp
Dù là ai, làm việc trong ngành nghề nào, kiếm được đồng tiền là không hề đơn giản. Ngay khi có được thu nhập, việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là cách để giữ được tiền cho mình, làm sao để xây dựng chế độ tài chính vững chắc, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho cuộc sống sau này.
Dù là ai, làm việc trong ngành nghề nào, kiếm được đồng tiền là không hề đơn giản. (Ảnh minh họa)
Thói quen là một loại hành động, hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể đi vào tiềm thức của chúng ta và dần trở thành thói quen. Một khi thói quen được trau dồi, nó sẽ trở thành sức mạnh chi phối cuộc sống và trở thành sự tự động hóa của hành vi.
Trong cuộc sống của chúng ta, thói quen đóng vai trò rất quan trọng. Thói quen là kim chỉ nam vĩ đại nhất trong cuộc đời. Nhà giáo dục, chính trị gia nổi tiếng người Đài Loan Ye Shengtao từng nói: "Những thói quen tốt được hình thành sẽ theo ta suốt đời; những thói quen xấu đã hình thành thì không dễ gì thay đổi được".
Thói quen sẽ đi cùng con người trong suốt cuộc đời và ảnh hưởng đến lối sống cũng như sự trưởng thành của mỗi cá nhân. Người lịch sự đi đến đâu, gặp ai cũng sẽ có cách cư xử lịch sự và lấy được lòng người, dễ đạt được thành công. Người vui vẻ có thể giải quyết những tình huống căng thẳng một cách dễ dàng, biến nó trở nên đơn giản hơn.
Sẽ không quá khi nói thói quen quyết định số phận. Đó chính là lý do vì sao bạn nên học cách xây dựng những thói quen tốt. Nhà tâm lý học nổi tiếng William James nói: "Gieo một hành động, bạn sẽ gặt một thói quen, gieo một thói quen, bạn sẽ gặt tính cách, gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận".
Ai cũng biết tầm quan trọng của tiết kiệm nhưng số người thành công trong việc này lại không nhiều. Có người chỉ nghĩ đến tiết kiệm trong những suy nghĩ vu vơ mà không muốn bắt đầu, người khác lại ép bản thân vào những kế hoạch quá sức hà khắc, không thực tế. Để chi tiêu hợp lý, hãy bắt đầu bằng việc xây dựng cho mình 5 thói quen tốt này.
1. Tiết kiệm tiền trước, tiêu tiền sau
Dù là ai, làm việc trong ngành nghề nào, kiếm được đồng tiền là không hề đơn giản. Ngay khi có được thu nhập, việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến là cách để giữ được tiền cho mình, làm sao để xây dựng chế độ tài chính vững chắc, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho cuộc sống sau này. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm về tiết kiệm, chính là chi tiêu hết rồi mới tiết kiệm số tiền còn lại. Đó chính là lý do vì sao cùng một mức thu nhập nhưng người khác có thể tiết kiệm cả đống tiền trong khi bạn thì không.
Cách đơn giản nhất giúp bạn tiết kiệm chính là quản lý việc tiết kiệm tiền riêng biệt với việc tiêu tiền. Hãy tiết kiệm số tiền bạn cần tiết kiệm ngay lập tức vào ngày bạn nhận được thu nhập và phần còn lại là số tiền bạn có thể chi tiêu. Dù thu nhập của bạn có bao nhiêu hay chi phí sinh hoạt của bạn có đủ hay không, hãy cứ tiết kiệm tiền trước đã!
Về mặt tích lũy tài sản, tiết kiệm tiền cho bản thân trước là hướng dòng tiền của bạn đến nơi có lợi cho tương lai, cho phép bản thân tập trung sử dụng thu nhập của mình cho các mục tiêu tài chính quan trọng.
2. Ghi sổ thường xuyên
Giống như việc tổng vệ sinh là để duy trì chỗ ở lâu dài trong ngôi nhà, việc quản lý tài chính thường xuyên cũng là để tài sản phát triển một cách bền vững. Bạn cần phải dựa vào sổ sách kế toán để theo dõi hành vi chi tiêu của mình một cách thường xuyên, tránh tình trạng không biết tiền của mình "đi" đâu.
Có thể bạn từng nghe thấy nhiều người nói rằng, ghi chép cũng không hiệu quả đâu nhưng đó là bởi họ không thực hiện đúng và đủ. Đối với những bậc thầy trong chi tiêu, ghi chép chính là thói quen quản lý tài chính quan trọng bậc nhất và cần thiết. Mặc dù mọi người đều có những lý do khác nhau để từ bỏ công việc ghi sổ, nhưng việc đơn giản, không tốn kém nhiều thời gian này có thể giúp bạn quản lý đồng tiền của mình và ý thực được về số tiền mà mình đã chi ra.
3. Đặt ngân sách cho tháng tới vào cuối mỗi tháng
Nếu bạn muốn tiêu số tiền mình khó khăn kiếm được một cách hiệu quả, bạn không nên chi tiêu theo ý muốn, thích là tiêu. Hãy thiết lập ngân sách một cách đều đặn và thông qua đó, thống nhất về các tiêu chí chi tiêu, tránh tình trạng mua sắm theo cảm xúc, tâm trạng.
Đặt ngân sách trước cũng có thể khiến bạn hài lòng hơn khi mua sắm. Việc lập ngân sách tháng sau vào cuối mỗi tháng, bạn sẽ lường trước được các khoản chi và chủ động hơn trong việc chi tiêu, dù có khoản mua sắm lớn cũng không bị gánh nặng chi tiêu mà đều đã được tính toán trước.
Lập ngân sách có rất nhiều lợi ích nhưng lại ít người coi trọng. Điều này quả là đáng tiếc! Hãy nhớ phát triển thói quen lập ngân sách để bạn có thể quản lý tiền tốt hơn những người khác.
4. Xem xét các mục tiêu tài chính 6 tháng một lần
Xem xét các mục tiêu của bạn thường xuyên có thể giúp bạn đi đúng hướng trong việc quản lý tài chính. Ngoài ra, theo nghiên cứu, việc xem lại các mục tiêu cũng có thể giúp tăng cơ hội đạt được chúng. Trong đó, khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ theo từng giai đoạn, bạn có thể tự thưởng cho bản thân để tiếp thêm động lực tiến lên phía trước.
Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu riêng và có những mục tiêu cuộc sống đòi hỏi phải tiết kiệm dài hạn mới có thể đạt được. Vì vậy, việc xem xét lại các mục tiêu tài chính ít nhất 6 tháng một lần có thể giúp bạn giảm chứng hay quên do bận rộn hay quá nhiều việc trong cuộc sống. Cũng giống như việc đánh dấu điểm đến trên bản đồ trước khi khởi hành, ngay cả khi bạn vô tình đi nhầm đường trong quá trình, bạn sẽ biết cách điều chỉnh trở lại con đường ban đầu một cách nhanh chóng.
5. Tiêu tiền với tư duy tiền mặt
Sử dụng tư duy tiền mặt để tiêu tiền là cách để đảm bảo rằng tình hình tài chính của bạn tiếp tục được cải thiện. Điều này không liên quan đến việc bạn có quen sử dụng thẻ tín dụng hay chuyển khoản trực tuyến để chi tiêu hay không, vì đó chỉ là một công cụ khác đại diện cho tiền. Điều quan trọng là bạn nghĩ bạn đang tiêu tiền mặt hay tiền trong tương lai khi tiêu dùng.
Mặc dù chúng ta đều biết khi tiêu tiền mặt sẽ gặp phải nhiều hạn chế hơn so với việc quẹt thẻ hoặc sử dụng internet để chuyển tiền nhưng trên thực tế sự tiện lợi kia cũng khiến bạn chi tiền một cách mạnh tay hơn, chưa kể đến các khoản phí bạn phải trả để duy trì tài khoản, phí trả chậm... Hãy nhớ rằng, dù bạn thanh toán bằng phương thức nào, bạn cũng phải có khái niệm “tiêu tiền mặt”, để có thể giữ được nhiều tiền nhất.
Mặc dù quản lý tài chính liên quan đến việc tính toán các con số, nhưng chính hành vi tiền bạc và thói quen tiêu dùng sẽ quyết định tình trạng tài chính của bạn. Tích cực và liên tục làm tốt công tác tự quản, tự giác tiết kiệm trong lĩnh vực tài chính, về lâu dài có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn, cải thiện tình hình tài chính và có điều kiện sống tốt hơn trong tương lai.
Nguồn: [Link nguồn]
Không tiết kiệm tiền quá mức, làm được tiêu được, sẵn sàng đầu tư vào những thứ quan trọng - Đó là cách chi tiêu...