5 suy nghĩ cần thay đổi để trở nên giàu có, điều số 3 khiến nhiều người ngỡ ngàng
Điều duy nhất nằm giữa bạn và việc kiếm được nhiều tiền hơn chính là cách bạn nghĩ về nó.
Hãy coi tiền như một công cụ hơn là dựa vào giá trị của bạn (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia tài chính, chúng ta thường tự đánh lừa mình rằng bản thân không thể kiếm được nhiều tiền hơn và điều này có thể dẫn đến việc bạn vô tình tự phá hoại bản thân.
Stefanie O"Connell, nhà tư vấn tài chính, tác giả của cuốn "The Broke and Beautiful Life" cho rằng: "Nếu bạn không tin rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ ít yêu cầu hơn hay lựa chọn công việc mà mình có khả năng nhiều hơn thế".
1. Tìm ra "tính cách tiền bạc" của bạn
Pamela Capalad, nhà lập kế hoạch tài chính, người sáng lập Brunch & Budget luôn đưa ra bài kiểm tra tính cách tiền bạc đối với các khách hàng của mình ngay từ lần đầu gặp.
“Bởi vì tôi biết mối quan hệ của bạn với tiền bạc ảnh hưởng đến cách bạn kiếm tiền và chi tiêu chúng”, cô chia sẻ.
Bài kiểm tra này sẽ đưa ra những câu hỏi lựa chọn như: "Bạn nghĩ nhiều hơn về những gì mình đang có trong tài khoản ngân hàng bây giờ" hay "Bạn nghĩ nhiều hơn về thời điểm mình gửi khoản tiết kiệm tiếp theo."
Hãy coi tiền như một công cụ hơn là dựa vào giá trị của bạn.
Capalad cho rằng: “Nhiều người trong chúng ta căn cứ giá trị cá nhân mình theo số tiền mà chúng ta kiếm được và gặp khó khăn trong việc tách giá trị cá nhân ra khỏi đồng lương của mình. Thay vào đó, nếu bạn coi tiền như một công cụ và tìm cách đánh giá bản thân theo cách khác, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn”.
2. Xác định những kinh nghiệm trong quá khứ ảnh hưởng đến niềm tin tiền bạc của bạn
Những quan điểm về tiền bạc của bạn thường gắn với những niềm tin từ ngày còn thơ ấu. Theo Ted Klontz, một chuyên gia tài chính, quan điểm và hành vi liên quan đến tiền – thứ mà ông gọi là "kịch bản tiền" - được hình thành khi chúng ta mới 10 tuổi.
"Ảnh hưởng lớn nhất đến niềm tin tài chính của chúng ta là môi trường mà chúng ta lớn lên", Klontz chia sẻ. "Bên cạnh đó là những khoảnh khắc trong cuộc đời, những trải nghiệm cảm xúc quan trọng mà ta đã có, tích cực hay là tiêu cực."
Capalad cho rằng, nếu cha mẹ bạn luôn căng thẳng hay cãi nhau về tiền bạc hoặc từ nhỏ bạn đã luôn cảm thấy thiếu thốn, điều đó sẽ theo bạn khi trưởng thành.
"Bạn cũng có thể đã được dạy rằng mình phải khiêm tốn, “hữu xạ tự nhiên hương”, hãy để người khác tự nhận ra giá trị của mình. Điều này khiến bạn có xu hướng để cấp trên tự nhận ra và tăng lương, thăng chức cho mình thay vì đề nghị được trả khoản tiền xứng đáng với công sức hơn”, chuyên gia cho biết.
Sarah Swantner, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận tại Kahler Financial Group, cho rằng, sẽ rất hữu ích khi bạn viết ra những ký ức về tiền bạc.
"Hãy tìm kiếm những trải nghiệm mà bạn đã có. Trong những điều đó, thứ gì đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, giúp đỡ hay cản trở?"
Khi bạn có thể nhận thức được điều này, bạn có thể bắt đầu thay đổi chúng theo hướng mà mình muốn.
3. So sánh bản thân với người khác
So sánh bản thân với người khác không phải là ý tưởng lành mạnh song trong trường hợp này, điều đó có thể hữu ích (Ảnh minh họa)
Theo O"Connell, tất cả chúng ta đều có lý do riêng cho việc tại sao ta nghĩ rằng mình không thể kiếm được nhiều tiền hơn.
"Nhiều lý do trong đó nghe có vẻ hợp lý và thuyết phục. Tôi vẫn còn đang tiếp tục sự nghiệp học hành, tôi chưa có kinh nghiệm, tôi không có kỹ năng, tôi là một mẹ bỉm sữa, tôi không có bằng đại học, tôi không muốn bắt đầu lại từ con số không, tôi quá già, tôi quá trẻ..."
Sau khi đã xác định được những giả định này, bạn hãy tìm một người có cùng hoàn cảnh hoặc từng đối mặt với thách thức tương tự bạn mà đang thành công, kiếm được nhiều tiền hơn nhiều người khác.
"Nếu lý do ngăn cản bạn kiếm được nhiều tiền hơn là do bạn là mẹ đơn thân, không có thời gian hay nguồn lực tài chính nhất định, hãy tìm một tấm gương là mẹ đơn thân thành công để có thêm động lực”, cô nói.
Đó có thể là một người mà bạn quen biết, một nhà lãnh đạo, một doanh nhân hay bất cứ người nào có thể truyền cảm hứng cho bạn.
4. Đưa ra cụ thể con số mà mình muốn đạt được
Một trong những bước bạn cần làm để tiến xa hơn chính là cụ thể hóa những gì mình muốn. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình khó có khả năng, đừng ngại đặt ra cụ thể số tiền mình muốn đạt được.
"Sẽ rất hữu ích khi bạn đặt số tiền cụ thể mà mình muốn. Bạn sẽ cụ thể hóa hơn kế hoạch của mình để có thể chủ động đề nghị tăng lương nếu làm công hay tăng tỷ lệ ăn chia nếu làm kinh doanh hoặc thử sức mình với lĩnh vực mới”, Capalad chia sẻ. "Thực hiện một số nghiên cứu và tìm hiểu xem mặt bằng lương với cùng vị trí sẽ giúp bạn định lượng giá trị mà bạn mang lại."
"Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thuyết phục hơn rằng mình có giá trị cao và xứng đáng với một mức lương, thu nhập cao hơn hiện tại”, cô nói.
5. Nhận sự giúp đỡ từ bạn bè
Việc có được những mối quan hệ tốt đẹp là điều hết sức đáng quý. Vậy tại sao bạn không nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, người thân để có thể góp phần thúc đẩy mình đi xa hơn?
Đừng ngại chia sẻ với họ về những kế hoạch mà bạn đang nung nấu, ngay cả khi điều đó mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng. Họ có thể sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên, thậm chí kết nối giúp bạn đến những người có thể giúp hiện thực hóa ý tưởng đó. Bạn bè chẳng phải là để tương trợ lẫn nhau sao?
Baldwin cũng đưa ra lời khuyên, mọi người nên chú ý đến các khoản phí phát sinh từ ngân hàng, thẻ tín dụng.
Nguồn: [Link nguồn]