4 cách từ chối khi bị giao thêm việc không bị mất lòng sếp và đồng nghiệp
Nếu muốn từ chối công việc được giao thêm, bạn nên áp dụng những mẹo sau.
Hãy nêu lý do khéo léo
Khi bạn là người mới thì hãy cẩn thận về cách bạn từ chối đồng nghiệp hoặc sếp của mình. Mọi người chưa có cơ hội tìm hiểu về bạn và họ có thể đưa ra những giả định tiêu cực về tính cách hoặc đạo đức làm việc của bạn nếu bạn trả lời yêu cầu của họ bằng câu trả lời thẳng thắn “Không”. Do đó, hãy cho họ biết lý do rõ ràng tại sao bạn nghĩ rằng mình không thể đảm nhận nhiệm vụ.
Thay vì nói: “Karla, bạn đã yêu cầu tôi đảm nhận một dự án mới nhưng tôi đã có quá nhiều việc rồi. Tôi không thể làm được. Xin lỗi vì điều đó".
Hãy thử: “Karla, với khối lượng công việc hiện tại của tôi, tôi không nghĩ mình có thể đáp ứng được kỳ vọng của bạn đối với dự án này. Nếu bạn cảm thấy tôi là người phù hợp nhất cho công việc này, tôi rất muốn ngồi xuống với bạn và đánh giá lại khối lượng công việc và các đầu việc ưu tiên hiện tại của tôi. Điều đó sẽ ổn chứ?”.
Hãy trung thực nếu dự tính được bạn không thể đảm bảo kết quả dự án
Đôi khi chúng ta đặt ra mục tiêu quá nhiều mà không nhận ra rằng mục tiêu đó khó thực hiện được trong tương lai. Có thể bạn đã nói đồng ý với một dự án nhưng không tính đến các cam kết của dự án. Hoặc có thể bạn không lường trước được một dự án khác mà bạn sẽ phải làm thêm trong quá trình đang làm dự án hiện tại. Nếu dự tính được mình không thể đảm bảo hiệu quả cho dự án sắp nhận thì bạn nên trung thực chứ không nên nhận về mà không đảm bảo tiến độ.
Thay vì nói: “Zahir, tôi biết tôi đã đồng ý tham gia dự án nhưng tôi xin lỗi, tôi không nghĩ rằng tôi có thể làm điều này ngay bây giờ. Tôi đã có quá nhiều thứ khác phải làm”.
Hãy thử: “Khi tôi nói rằng tôi có thể tham gia dự án vào tháng trước, tôi hoàn toàn tin rằng mình có đủ khả năng để hoàn thành xuất sắc công việc. Sau khi xem kỹ lịch làm việc của mình, tôi nhận ra rằng mình đã làm việc quá sức và có một số cam kết về kết quả mà tôi không thể thực hiện được. Điều này có nghĩa là tôi sẽ không thể tham gia. Tôi vẫn nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời và rất muốn tham gia trong tương lai”.
Điều chỉnh việc nắm bắt cơ hội
Có những lúc chúng ta phải xin nghỉ ốm hoặc nghỉ việc vì những trường hợp khẩn cấp cá nhân, điều này cũng đúng với các đồng nghiệp. Khi điều này xảy ra, bạn có thể được yêu cầu giúp giải quyết tình huống bằng cách đảm nhận thêm một số nhiệm vụ.
Nếu bạn thấy mình đang ở trong tình huống được yêu cầu hỗ trợ cho một đồng nghiệp và bạn không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng để xử lý yêu cầu một cách nhanh chóng và tự tin, đừng từ chối ngay lập tức bằng cách nói “Không”. Hãy xem xét liệu bạn có thể muốn từ chối nhiệm vụ vì sợ hãi hay không và nếu điều này là đúng, hãy thử biến nó thành một cơ hội phát triển.
Thay vì nói: “Xin lỗi, điều đó nằm ngoài kỹ năng của tôi. Tôi sẽ không thể mang lại kết quả như bạn mong muốn”.
Hãy thử: “Loại công việc này vẫn còn mới đối với tôi nhưng nếu bạn chấp nhận rằng tôi cần thêm một chút thời gian để giải quyết vấn đề học tập và tôi rất muốn thử sức với nó khi đã học được đủ kiến thức để bắt đầu”.
Giải thích lý do tại sao việc bạn từ chối sẽ tốt cho họ
Đôi khi, bạn có thể nhận được các cơ hội liên chức năng - cơ hội làm việc với các nhóm khác - điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trở thành người quản lý, những cơ hội này có thể giúp bạn xây dựng các kỹ năng và mối quan hệ có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn cần nghĩ xem việc nói “có” có thể ảnh hưởng đến bạn và nhóm của bạn như thế nào. Nếu một nhiệm vụ sẽ làm giảm trách nhiệm cốt lõi của bạn hoặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng của bạn trong việc hoàn thành công việc có chất lượng cao hoặc cũng không học hỏi hoặc xây dựng mối quan hệ, thì tốt nhất bạn nên từ chối.
Thay vì nói: “Xin lỗi, điều này không có trong bản mô tả công việc của tôi và hiện tại tôi có quá nhiều việc phải làm”.
Hãy thử: “Đó có vẻ là một cơ hội tuyệt vời nhưng chúng tôi là một đội nhỏ. Nếu tôi dành năm giờ một tuần cho các hoạt động tiếp thị thì chúng tôi có thể vướng ngày ra mắt sản phẩm chính của mình và nhóm của tôi sẽ gặp khó khăn. Cảm ơn vì đã nghĩ đến tôi. Tôi muốn tìm hiểu thêm về tiếp thị. Và tôi hy vọng bạn sẽ xem xét tôi khi có cơ hội khác”.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi tình trạng “zombies công sở” cùng xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng gia tăng và phổ biến, tại không ít công ty, nhiều nhân viên công sở đang căng sức làm việc thay đồng...