3 điều cấp trên sẽ không bao giờ nói ra nhưng bạn cần ngầm biết

Ở nơi làm việc, có những điều cấp trên của bạn không nói ra nhưng tinh tế hiểu được sẽ giúp đường thăng tiến của bạn ngày càng rộng mở.

Có thể thấu hiểu cấp trên và có mối quan hệ tốt đẹp với họ là điều mà người nhân viên nào đi làm cũng mong muốn. Tuy nhiên, điều này không phải đơn giản và có những điều cấp trên sẽ không trực tiếp nói ra. Nếu tinh tế nắm bắt được những điều này, bạn sẽ tránh được ấn tượng xấu và ngày càng được cấp trên đánh giá cao hơn.

Dưới đây là 3 điều mà cấp trên sẽ không nói ra nhưng bạn rất cần phải biết.

1. Làm thêm không phải là thứ để khoe khoang

3 điều cấp trên sẽ không bao giờ nói ra nhưng bạn cần ngầm biết - 1

Nhiều người cho rằng làm thêm giờ là điều tốt bởi điều này chứng tỏ họ rất chăm chỉ. Tuy nhiên, sự thật là người lãnh đạo sẽ không bao giờ nói với bạn rằng họ không thích những nhân viên làm việc quá giờ. Ngược lại với suy nghĩ của bạn rằng làm thêm giờ chính là chăm chỉ, yêu công ty; làm thêm giờ chính là biểu hiện của việc năng suất làm việc, hiệu quả chưa cao, gây lãng phí thời gian và nguồn lực.

Long và Đức là đồng nghiệp chung trong một công ty có tiếng tăm. Khối lượng công việc của mỗi người đều khá lớn và mỗi người họ lại có một cách thức để giải quyết khác nhau.

Đức là người thích lấy lòng cấp trên và anh tin rằng làm thêm giờ chính là cách tuyệt vời để chứng minh rằng anh đang làm việc rất chăm chỉ. Vì lý do này, Đức đã cố tình làm thêm giờ đến khuya, thường xuyên đăng ảnh làm thêm giờ ở công ty lúc 9 giờ tối để thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo.

Trong khi đó, Long luôn cố gắng xử lý công việc hiệu quả hơn và đi làm, tan ca đúng giờ. Một lần cả hai người cùng tham gia họp về dự án mới, Đức không ngừng khoe với cấp trên rằng anh là người về muộn nhất, thường xuyên tăng ca, thậm chí có lần còn ngủ lại văn phòng còn Long nói rằng mình luôn đến và tan ca đúng giờ. 

Hôm đó, Long đã nghĩ rằng mình sẽ bị lãnh đạo phê bình nghiêm khắc nhưng cuối cùng, người được lãnh đạo giao cho nhiệm vụ quan trọng lại là anh. 

Thực tế, những người lãnh đạo đều không muốn cấp dưới của họ phải làm thêm giờ. Điều mà họ mong muốn là mọi người hãy làm việc chăm chỉ trong giờ, nâng cao hiệu quả và dành thời gian còn lại chăm sóc bản thân cũng như gia đình. 

2. Đôi khi EQ quan trọng hơn khả năng làm việc

3 điều cấp trên sẽ không bao giờ nói ra nhưng bạn cần ngầm biết - 2

Ở nơi làm việc, khả năng làm việc sẽ được tích lũy và tăng lên theo thời gian, nhưng trí tuệ cảm xúc (EQ) thì không chắc như vậy. Những người lãnh đạo đều thích cấp dưới có EQ và năng lực làm việc mạnh mẽ nhưng sẽ không nói thẳng với bạn rằng, đôi khi EQ quan trọng hơn cả năng lực. 

Hoa là người xuất thân từ một trường đại học hàng đầu. Mọi người đều phải công nhận về năng lực làm việc, sự nhanh nhẹn và hiểu biết của Hoa song cô lại là người thiên về nghiên cứu, làm việc một mình hơn, ít khi để ý đến sự cải thiện của trí tuệ cảm xúc.

Hoa thích tự đắm chìm mình trong các công việc riêng và thường thận trọng khi gặp gỡ các sếp. Cô hiếm khi giao tiếp với mọi người tại nơi làm việc hàng ngày và nếu có cũng không thể kéo dài cuộc trò chuyện vì không biết phải nói gì. Bởi đặc thù của công ty đa phần là những việc yêu cầu tinh thần đồng đội, làm việc theo nhóm nên những khuyết điểm của Hoa dần bộc lộ ra. Và dù là người có năng lực song sau nhiều năm, Hoa vẫn chưa được thăng chức hay có sự tiến triển trong sự nghiệp của mình. 

Thực tế là trừ những lĩnh vực, vị trí đòi hỏi nghiên cứu quá chuyên sâu, còn lại đa phần các kỹ năng làm việc của một người đều có thể được cải thiện dần dần theo thời gian. Tuy nhiên trí tuệ cảm xúc lại không phải điều như vậy. Ở nơi làm việc, người lãnh đạo đôi khi cho rằng trí tuệ cảm xúc còn quan trọng hơn năng lực làm việc song họ sẽ không nói rõ ra vì không muốn làm tổn thương những nhân viên ít nói.

3. Sự thăng tiến đôi khi phụ thuộc vào cơ hội

3 điều cấp trên sẽ không bao giờ nói ra nhưng bạn cần ngầm biết - 3

Thực tế thì ai đi làm cũng mong chờ đến ngày năng lực được cấp trên công nhận, có thể thăng chức, tăng lương. Tuy nhiên, người lãnh đạo sẽ không nói với bạn rằng một sự thăng tiến thực sự đòi hỏi cả may mắn và cơ hội, thậm chí nếu bạn làm việc chăm chỉ đôi khi vẫn có thể không được thăng chức.

Đông làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước lớn. Anh luôn làm việc chăm chỉ, tận dụng hết thế mạnh của mình và cũng là để hiện thực hoá tham vọng lớn. Đông là người luôn lên kế hoạch trước cho bản thân, chẳng hạn như mua nhà trong 3 năm và thăng chức lãnh đạo cấp trung trong 5 năm.

Sự năng nổ và chăm chỉ, năng lực của anh là điều mà cấp trên và đồng nghiệp đều có thể thấy rõ. Tuy nhiên sự thăng tiến trong công việc lại không được như mong đợi của anh. Do không có vị trí lãnh đạo cấp trung nào trong công ty còn trống và có 3 lãnh đạo cấp trung chỉ hơn anh 5 tuổi nên anh chưa có được cơ hội được thăng chức.

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo lớn sẽ không nói với Đông rằng anh cần chờ đợi thời cơ vì không sự nhiệt tình của anh có thể bị tiêu tan. Nhưng đó là sự thật và trong rất nhiều trường hợp, sự thăng tiến đòi hỏi một cơ hội lớn, đôi khi yếu tố may mắn quyết định khá nhiều.

Ở nơi làm việc, lãnh đạo sẽ không nói với bạn rằng thăng chức hay không đôi khi còn dựa vào yếu tố may rủi. Họ không muốn bạn nản lòng mà muốn bạn sẽ luôn làm việc với tinh thần tích cực, không ngừng phấn đấu, hướng về phía trước. 

Làm gì khi sếp nghĩ rằng bạn làm việc không hiệu quả?

Đây là những việc cần làm khi thấy cấp trên đang đánh giá mình ở mức hiệu suất làm việc khác bản thân vẫn nhận định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN