11 sai lầm tiền bạc nhất định phải biết để tránh ở tuổi 40
Ở độ tuổi 40, việc khắc phục những sai lầm tài chính cũng trở nên khó khăn hơn song điều đó không có nghĩa là bạn nên tiếp tục sai lầm của mình. Dưới đây chính là những sai lầm tiền bạc lớn nhất mà bạn cần tránh ở độ tuổi 40.
Ở độ tuổi 30, chúng ta thường bận rộn với việc kết hôn, sinh con và những khoản vay thế chấp mua nhà, tài sản lớn khác. Khi bạn đến tuổi 40, trọng tâm sẽ dần chuyển sang việc làm sao để tạo ra sự tự do tài chính. Bạn kỳ vọng bản thân sẽ đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, thực tế không phải luôn như vậy.
Bất kỳ sai lầm tài chính lớn nào bạn mắc phải ở độ tuổi 40 sẽ dễ gây ra hậu quả lâu hơn, lớn hơn so với những sai lầm mắc phải khi tuổi trẻ. Đó là bởi bạn có nhiều nghĩa vụ tài chính hơn phải lo lắng như nuôi sống gia đình, trả nợ thế chấp, thiết lập tài chính cho tương lai...
Ở độ tuổi 40, việc khắc phục những sai lầm tài chính cũng trở nên khó khăn hơn song điều đó không có nghĩa là bạn nên tiếp tục sai lầm của mình. Dưới đây chính là những sai lầm tiền bạc lớn nhất mà bạn cần tránh ở độ tuổi 40.
Sống vượt quá khả năng
Những năm 40 tuổi thường là lúc chúng ta đã có vị trí nhất định trong sự nghiệp nếu không muốn nói là đang ở trên đỉnh cao. Dường như đây là lúc bạn có thu nhập hậu hĩnh hơn, sở hữu chiếc xe hơi sang trọng, nghĩ đến việc tậu thêm căn nhà mới hay chuyến du lịch nghỉ dưỡng không còn là điều xa xỉ.
Tuy nhiên, lối sống phức tạp hơn này cũng khiến việc sống cho hôm nay và lập kế hoạch cho tương lai trở thành một thách thức. Đừng trở thành nạn nhân của cái bẫy thỏa mãn tức thời và đừng để mọi chi phí cứ ngày một tăng cho đến khi chúng vượt quá tầm kiểm soát.
Lời khuyên: Hãy luôn kiểm tra chi tiêu của bạn.
Đầu tư quá nhiều cho nhà cửa
Khi đến tuổi 40, bạn có thể cảm thấy như mình đã ở tầm phát triển khác và căn nhà hiện tại có vẻ như cần được thay đổi. Có thể gia đình bạn cần chuyển đến một nơi lớn hơn hoặc sửa sang lại cho đẹp và tiện nghi hơn. Chính suy nghĩ này có thể khiến bạn "bay" cả một khoản tiền không hề nhỏ, ảnh hưởng đến việc nghỉ hưu cũng như tương lai sau này.
Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định về nhà cửa. Việc duy trì một ngôi nhà lớn thường đồng nghĩa với việc hóa đơn điện nước cao hơn, các chi phí phát sinh cũng nhiều hơn và điều đó sẽ liên quan đến khoản tiền tiết kiệm của bạn cũng như chi phí bạn có thể chi trả cho việc học hành của con cái. Nhớ rằng, đừng để bản thân nghèo vì nhà.
Lời khuyên: Nên tập trung xây dựng tổ ấm hơn là quá chú ý vào việc đầu tư cho nhà cửa.
Không chăm sóc sức khỏe đủ tốt
Những người ở độ tuổi 40 có xu hướng quá bận rộn với công việc và con cái đến mức bỏ bê sức khỏe của chính mình. Khi chưa ốm, chúng ta dễ nghĩ rằng điều đó sẽ không đến với mình hoặc có xảy ra cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên bạn cần biết rằng càng lớn tuổi, bạn càng dễ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe lớn hơn và việc chữa trị cũng khó khăn hơn, đòi hỏi thời gian nhiều hơn cũng như chi phí đắt hơn.
Bài học ở đây chính là đừng bao giờ quên đầu tư vào sức khỏe của bạn và giảm thiểu chi phí y tế trong tương lai bằng cách có một ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Lời khuyên: Đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe.
Giảm quỹ khẩn cấp trong khi chi phí tăng
Có một quỹ khẩn cấp là điều cần thiết dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào để có thể chống đỡ trong các sự kiện bất ngờ. Khi bạn đến tuổi 40, hãy điều chỉnh quy mô của quỹ này theo thu nhập và chi phí đã tăng lên của bạn thay vì mãi giữ mức như cũ hoặc thậm chí là giảm xuống. Bạn cũng có thể đầu tư những khoản tiền khẩn cấp này trong trường hợp có nhu cầu.
Lời khuyên: Luôn chuẩn bị sẵn tiền mặt cho trường hợp khẩn cấp.
Chỉ chăm chăm ưu tiên cho việc học của con cái
Có thể cho con học các trường chất lượng tốt với chi phí đắt đỏ là điều tốt khi bạn cho con một khởi đầu thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, đừng chỉ chăm chăm đặt điều đó làm ưu tiên số 1, đánh giá thấp tương lai của chính mình, sức khỏe cũng như quãng thời gian nghỉ hưu.
Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như không tiết kiệm sớm cho việc nghỉ hưu. Nên nhớ, môi trường giáo dục công lập có rất nhiều ưu điểm và không phải cứ trường tư, học phí cao hơn sẽ là tốt hơn.
Lời khuyên: Đừng hy sinh thời gian nghỉ hưu, tương lai của bạn để cố cho con học trường đắt nhất.
Không tiết kiệm cho việc học của con cái
Tất nhiên, nếu bạn đã 40 tuổi mà vẫn chưa có kế hoạch để tiết kiệm cho việc học của con cái sau này, đó sẽ là một sai lầm. Có một khoản tiết kiệm được chuẩn bị trước sẽ giúp con bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không phải chịu nhiều áp lực về chi phí cho việc học hành. Tiết kiệm thường xuyên, tự động là cách tuyệt vời để bạn dành tiền tài trợ cho chi phí giáo dục mà không ảnh hưởng đến lối sống của bạn.
Lời khuyên: Bắt đầu tiết kiệm tự động cho quỹ giáo dục.
Bỏ qua bảo hiểm cá nhân
Bạn và khả năng kiếm tiền của bạn chính là tài sản lớn nhất của gia đình bạn. Đừng vì chủ quan mà bỏ qua các bảo hiểm cá nhân. Nếu bạn đã có bảo hiểm, đây là lúc bạn nên xem xét lại giá trị bảo hiểm của mình, liệu có nên tăng quy mô hay mua thêm các gói bảo hiểm liên quan.
Lời khuyên: Tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia, sự tư vấn về nhu cầu bảo hiểm cá nhân của bạn.
Đầu tư quá mạnh tay hoặc quá thận trọng
Bạn phải đưa ra các quyết định đầu tư thông minh nếu muốn xây dựng dòng thu nhập cần thiết để đạt được giấc mơ không phải suy nghĩ về tiền bạc khi về hưu. Tại thời điểm này, bạn còn khoảng hơn 20 năm nữa cho đến khi nghỉ hưu nên cần đánh giá lại nếu bạn chỉ nắm giữ tài sản của mình bằng tiền mặt hoặc tiền gửi có kỳ hạn.
Điều quan trọng chính là bạn cần biết phân bổ tài sản sao cho phù hợp nhất. Không có công thức nào là đúng và phù hợp nhất cho tất cả mọi người song lời khuyên chung là không đầu tư tất cả những gì mình có vào một chỗ và không đầu tư theo kiểu may rủi, bỏ tiền vào những thứ mình không thực sự hiểu. Khi cần, bạn có thể tìm đến các chuyên gia để nhận được lời khuyên.
Nghĩ rằng đã quá muộn để bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu là ngày hôm qua và thời điểm tốt thứ hai là ngày hôm nay. Sớm hơn là tốt hơn song không bao giờ là quá muộn. Nếu bạn chưa bắt đầu, điều quan trọng nhất cần làm là hành động ngay! Hãy bắt đầu tiết kiệm cho kỳ nghỉ hưu từ ngay hôm nay, ngay cả khi bạn đến muộn một chút và chỉ có một số tiền nhỏ trong tài khoản này.
Lời khuyên: Thời điểm tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là ngày hôm qua, thời điểm tốt thứ hai là hôm nay!
Tự mãn với sự nghiệp của mình
Ở độ tuổi 20 và 30, bạn có thể rất tích cực nhằm không ngừng nâng cao triển vọng công việc của mình. Bạn khao khát việc được tăng lương và thăng chức. Nhưng ở độ tuổi 40, bạn có thể trở nên tự mãn và điều này có thể dẫn đến việc bạn không có sự tiến bộ trong sự nghiệp cũng như giá trị của chính bạn. Hãy thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và không ngừng thách thức chính bản thân để vươn cao và xa hơn nữa.
Lời khuyên: Hãy không ngừng hoàn thiện mình.
Các phương án đầu tư quá phức tạp, không minh bạch
Nếu bạn không hiểu chính xác tiền của bạn được đầu tư vào đâu, sẽ rất khó để bạn rút tiền ra khỏi khoản đầu tư đó. Đừng chạy theo những lời hứa lợi nhuận cao và theo đuổi các kế hoạch đầu tư phức tạp đáng nghi ngờ. Bạn đang đặt số tiền phải khó khăn để kiếm được của mình vào rủi ro và bạn có thể mất tất cả.
Lời khuyên: Nếu bạn không thể hiểu nó, đừng đầu tư.
Nguồn: [Link nguồn]
“Bạn không nhận được thứ mà bạn xứng đáng. Bạn nhận được điều mà bạn thương lượng.”