10 sai lầm tiêu tiền của người trẻ khiến bạn nghèo bền vững
Theo nghiên cứu này, gần một phần ba thanh niên thiếu kiến thức về tài chính, kỹ năng quản lý tiền và thu nhập ổn định. Dưới đây là những sai lầm mà tuổi trẻ thường mắc phải trong việc chi tiêu và quản lý tiền bạc.
1. Cố gắng theo kịp những người bạn giàu có hơn
Khi đi chơi với những người bạn giàu có hơn mình, chúng ta thường cảm thấy buộc phải theo kịp họ bằng cách mua quần áo hàng hiệu, xe hơi sang trọng và chi trả cho những chuyến du lịch xa hoa. Điều quan trọng là bạn phải biết giới hạn của mình đến đâu. Thành công và tiền bạc đến ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và chúng ta cần phải biết tự lượng sức mình khi tiêu tiền.
2. Không chi tiêu đúng mức tiền lương của bạn
Quản lý tài chính hợp lý càng sớm càng tốt. Trên thực tế, quy tắc ngân sách 50/30/20 là một quy tắc đơn giản và dễ làm để ổn định tài chính. Hãy chi tiêu 50% của thu nhập của bạn cho chi phí thuê nhà, ăn uống, đi lại và các hóa đơn; 20% dành cho khoản tiết kiệm và trả nợ; 30% còn lại dành cho các chi phí khác.
3. Luôn mua đồ ăn sẵn
Việc mua đồ ăn sẵn hoặc đi ăn ở tiệm đúng là rất ngon nhưng nó lại phung phí tiền. Điều này khiến bạn bắt đầu bội chi vào đồ ăn. Thay vào đó hãy tự nấu nướng như tự nấu cơm mang đi làm. Việc này không chỉ tiết kiệm mà còn giúp bạn nâng cao kỹ năng nấu nướng.
4. Dùng thẻ tín dụng quá sớm
Dùng thẻ tín dụng sớm có thể thuận tiện cho chi tiêu nhưng chỉ khi bạn có trách nhiệm với nó. Nếu bạn không đủ khả năng thanh toán hàng tháng nhưng muốn mua nhiều thứ thì tốt nhất hãy đợi đến khi bản thân có một công việc được trả lương khá hãy dùng thẻ tín dụng.
5. Không có kế hoạch nghỉ hưu
Bạn có thể không muốn nghĩ xa về tương lai khi bạn ở độ tuổi 20 nhưng đó sẽ là một sai lầm. Bạn nên tìm cách đưa tiền vào tài khoản hưu trí càng sớm càng tốt, bởi vì theo thời gian nó sẽ tạo lãi và khi về già bạn có một số tiền nhất định để tiêu mà phải chật vật.
6. Bỏ qua bảo hiểm
Bạn không nên nghĩ rằng mình hoàn toàn an toàn trước chấn thương, bệnh tật, thảm họa và các vấn đề khác. Vì thế đừng bỏ qua bảo hiểm. Ví dụ, bảo hiểm cho người thuê nhà, bảo hiểm xe, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà …. Các loại bảo hiểm này giúp bạn giảm chi phí khi gặp rủi ro.
7. Thích an toàn
Bạn có thể không thích công việc hiện tại của mình trong lĩnh vực bán lẻ hoặc lái xe taxi nhưng lại không muốn bỏ việc vì thích cảm giác an toàn. Suy cho cùng, nếu không thích một công việc gì, hãy mạnh dạn bỏ nó để kiếm được một việc khiến bản thân thích thú. Có thể ban đầu công việc đó không giúp bạn có thu nhập tốt nhưng kinh nghiệm dần dần sẽ mở ra cơ hội tốt hơn cho bản thân. Và nên chọn những công việc, vị trí có cơ hội phát triển và thăng tiến.
8. Nuôi thú cưng quá sớm
Nuôi thú cưng có vẻ là bước tiếp theo trong cuộc sống độc lập của bạn sau khi đã có chỗ ở của riêng mình nhưng đó có thể không phải là ý tưởng tốt nhất. Thú cưng đáng yêu và lanh lợi nhưng chúng lại tốn khá nhiều tiền và thời gian để chăm sóc. Vì thế, nếu không dư dả kinh tế và bận rộn thì đừng nuôi thú cưng.
9. Chi tiêu quá nhiều cho bản thân
Rất nhiều người đã mua những món đồ không thực sự cần thiết chỉ vì cảm thấy buồn hay thấy thích nó nhất thời. Chi tiêu cho bản thân là điều quan trọng nhưng nó phải được thực hiện một cách hợp lý để bạn có thể tiết kiệm cho cả tương lai nữa.
10. Chuyển ra ngoài quá sớm
Bạn có thể nghĩ rằng thời điểm 18 hoặc 21 tuổi, bạn nên rời khỏi nhà cha mẹ để tự lập và một mình trong thế giới rộng lớn. Chuyển ra ngoài có nghĩa là bạn phải bắt đầu tự trả tiền thuê nhà và các hóa đơn, bạn phải học nấu ăn cho chính mình, và ngôi nhà đầu tiên của bạn có thể không đẹp và ấm cúng như nơi bạn đã lớn lên. Vì thế, bạn có thể đợi đến khi có có một công việc ổn định với mức thu nhập khá hãy dọn ra ngoài ở vì lúc đó bạn đủ điều kiện để lo cho chính mình.
Hậu đại dịch, làm việc tại nhà đã trở thành xu hướng mới của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều phương...
Nguồn: [Link nguồn]