10 điều quan trọng giúp bạn thành ứng cử viên sáng giá khi phỏng vấn
Nếu muốn ghi điểm khi phỏng vấn xin việc, bạn hãy áp dụng các mẹo sau.
Các chuyên gia khẳng định rằng 90% bất kỳ cuộc trò chuyện nào đều bị quên sau 48 giờ và tất cả những gì còn lại là ấn tượng về người đã phỏng vấn cùng bạn. Để có được công việc mong muốn, bạn cần phải làm cho người phỏng vấn cảm thấy đáng nhớ với những hành động và câu nói sắc nét.
1. Tạo dáng ngồi tự tin
Nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng chúng ta có thể làm cho mình trông tự tin hơn trong một tình huống căng thẳng. Tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện một tư thế quyền lực trong vài phút. Trước khi phỏng vấn, hãy thẳng vai, thư giãn lưng, nâng cằm hoặc đơn giản là dựa vào lưng ghế. Hãy để cơ thể của bạn ra dáng một người tự tin, nhiều năng lượng - điều đó sẽ hữu ích.
2. Đảm bảo trang điểm phù hợp
Trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên là những gì bạn cần khi phỏng vấn xin việc. Đừng dán mi giả và sử dụng mascara không thấm nước. Chọn bút chì mắt mềm thay vì kẻ mắt cứng. Son đỏ có thể chấp nhận được nhưng chỉ với điều kiện là đôi môi của bạn trông hoàn hảo và là điểm nhấn sáng trên khuôn mặt.
3. Suy nghĩ trước về quần áo mặc đi phỏng vấn
Đừng giới hạn tủ quần áo đi làm, đi phỏng vấn chỉ với những màu tối. Một món đồ cơ bản với màu kaki vừa phải hoặc cổ áo măng tô bóng lấp ló sau áo blazer có thể khiến vẻ ngoài của bạn trở nên thú vị hơn. Cũng cần lưu ý rằng áo blazer (ví dụ: màu xanh lam) cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho nam giới. Cũng giống như một chiếc áo blazer tối màu, nó trông thật phong cách, chuyên nghiệp, tươi mới hơn và phổ biến hơn. Một chiếc áo sơ mi, quần dài và giày tây cũng là set đồ phỏng vấn hoàn hảo.
Ngoài ra, đừng quên chú ý đường cắt và độ vừa vặn của quần áo: hãy chọn những bộ đồ trông đẹp và không ngắn cũn cỡn, tốt nhất là nên sơ vin.
4. Đảm bảo rằng bạn biết tên của người phỏng vấn
Khi bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc, bên cạnh thông tin về công ty, hãy nhớ cập nhật tên của nhà tuyển dụng hoặc tìm hiểu tên của họ. Nếu bạn không chắc mình có biết tên của họ chính xác hay không, hãy chú ý họ giới thiệu về bản thân trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Gọi một người bằng tên của họ có thể giúp tăng sự thân thiết và tăng cơ hội nhận được việc làm.
5. Giải thích thành tích của bạn một cách rõ ràng
Câu trả lời của bạn càng rõ ràng càng tốt. Nhớ lại những gì đạt được khi bạn đi làm trong thời gian trước và chuẩn bị nói những điều đó khi phỏng vấn. Nói về đóng góp của cá nhân bạn trong việc giải quyết vấn đề, đừng phóng đại và đừng quá khiêm tốn. Nếu có thể, hãy chứng tỏ thành tích bằng các con số - giải thích tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng tăng lên như thế nào khi bạn đến công ty hoặc số lượng người đăng ký mới mà tài khoản Instagram của thương hiệu tăng lên khi bạn bắt đầu duy trì nó.
6. Nói điểm yếu của bản thân theo cách tích cực
Hãy sẵn sàng trả lời các câu hỏi về điểm yếu của bạn. Một giám đốc nhân sự thực sự muốn hiểu cách bạn đương đầu với những khó khăn trong công việc. Điều chính cần nhớ là chứng minh rằng bạn nhận thức rõ về điểm yếu của mình, bạn đánh giá chúng một cách đầy đủ và bạn đang nỗ lực khắc phục chúng. Nhưng đừng lạm dụng nó với việc tự phê bình vì nó khiến bạn mất điểm.
7. Đừng ngại thể hiện khiếu hài hước của bạn
Theo thống kê, 79% giám đốc tài chính cho rằng khiếu hài hước của nhân viên giúp họ hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là đừng lạm dụng nó và cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người quá dễ giao tiếp. Các công ty không thích những nhân viên gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
8. Sử dụng cử chỉ để củng cố những gì được nói
Điều quan trọng là phải giữ một tư thế cởi mở. Tốt hơn là bạn không nên giấu tay trong túi hoặc dưới bàn mà nên để chúng cho người phỏng vấn nhìn thấy. Những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm thường chú ý đến những ứng viên thoải mái truyền đạt suy nghĩ của mình đến người nghe và thể hiện thái độ tích cực.
Đặc biệt, ngôn ngữ cơ thể và vị trí của bàn tay nói lên rất nhiều điều. Lòng bàn tay mở cho thấy sự cởi mở của bạn, các đầu ngón tay kết nối thể hiện sự tự tin của bạn và đập các ngón tay xuống bàn có nghĩa là bạn đang cảm thấy lo lắng. Cố gắng tập duyệt trước cử chỉ bạn muốn thể hiện khi phỏng vấn.
9. Thay đổi ngữ điệu của bạn để truyền cảm hứng cho nhà tuyển dụng
Ngay cả những từ quan trọng nhất cũng có thể bị nhạt nhòa khi bạn không biết cách truyền đạt. Người phỏng vấn có thể bắt đầu cảm thấy buồn chán và thỉnh thoảng bị phân tâm. Đừng quên thay đổi độ mạnh của giọng nói, tốc độ nói, giọng điệu và ngữ điệu của bạn. Điều này sẽ giúp lời nói trở nên tươi sáng và có sức thuyết phục, đồng thời sẽ truyền cảm hứng cho người nghe. Cách bạn có thể truyền đạt suy nghĩ của mình cho người khác không chỉ ảnh hưởng đến cách người phỏng vấn sẽ hiểu và nhìn nhận bạn mà còn cả cách sếp và đồng nghiệp nhìn nhận bạn trong công việc.
10. Gật đầu khi thích hợp
Cái gật đầu là một trong những cách mạnh mẽ nhất để thể hiện phản ứng của bạn. Giống như một cái cúi đầu, nó biểu thị sự chấp nhận của người đối thoại và rằng bạn đồng ý với những gì họ đang nói. Cái gật đầu là một nghi thức xác nhận địa vị của người nói và nó thường được phụ nữ sử dụng nhất.
Bạn có thể sử dụng cái gật đầu khi bạn nói về điểm mạnh của mình và nó có thể truyền cảm hứng cho người phỏng vấn.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong khi hầu hết những đứa trẻ 15 tuổi đang tận hưởng khoảng thời gian cuối cấp thì cô bé lại dành cả ngày ngoài đường đống giả bò để kiếm tiền.