10 điều bạn không bao giờ nên thỏa hiệp khi yêu
Bởi khi thỏa hiệp những điều này, bạn sẽ dần đánh mất bản thân mình cũng đánh mất luôn sự thích thú, niềm vui của một mối quan hệ yêu đương.
1. Sự tự tin của bạn
Một số mối quan hệ yêu đương mang lại những điều tốt nhất trong chúng ta, nhưng trong một số mối quan hệ, đối phương lại khiến bạn bạn cảm thấy không xứng đáng, không chắc chắn về bản thân mình. Hãy xem xét lại tình yêu này, một mối quan hệ yêu đương sẽ bền chặt, gắn bó khi có một cơ sở vững chắc khiến cả hai người đều cảm thấy tự tin khi là chính con người mình. Còn nếu nó khiến một trong hai người cảm thấy mình là người “thấp cổ bé họng”, thế mạnh, sở trường của mình không thuận mắt người kia, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự tan vỡ khó tránh khỏi.
Hãy độc lập sở thích cá nhân và về tài chính, điều đó sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang ở trong một mối quan hệ yêu đương thực sự hay không (Ảnh minh họa)
2. Sự độc lập của bạn – cả về cá nhân và tài chính
Một mối quan hệ tốt đẹp luôn được duy trì bởi một trong những yếu tố rất quan trọng. Đó là sự độc lập, mỗi người đều có bản sắc cá nhân và khả năng tài chính của riêng mình. Hãy độc lập sở thích cá nhân và về tài chính, điều đó sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang ở trong một mối quan hệ yêu đương thực sự hay không thông qua việc bạn muốn ở bên người đó hay bạn đang cần ở bên người đó.
3. Quyền tự do quyết định cho chính bản thân
Không bao giờ nên từ bỏ ý kiến và tự do lựa chọn quyết định của mình chỉ để khiến đối phương hạnh phúc, vui vẻ trong khi bạn thì khó chịu, ấm ức. Biết thỏa hiệp là rất quan trọng trong tình yêu và một tình huống cả hai đều đồng ý là kết quả lý tưởng, nhưng bạn phải cảnh giác với những người cố gắng kiểm soát quyết định của bạn. Cho dù nó liên quan đến ý kiến tiêu cực về cách bạn ăn mặc, những món ăn bạn nấu, phương thức dọn dẹp nhà cửa hoặc bạn bè của bạn. Luôn nhớ, tự mình lựa chọn cho mình và không được đưa ra những quyết định mà bạn không muốn chỉ để giữ hòa khí.
4. Quyền được là chính mình
Hãy bảo vệ đặc điểm cơ thể, đặc điểm tính cách và không bao giờ từ bỏ điều đó. Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng sẽ thay đổi đến một mức độ nhất định trong một mối quan hệ yêu đương, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không cố gắng quá sức và cuối cùng mất đi chính mình trong mối quan hệ này. Những người yêu thương bạn thực sự sẽ yêu mến con người bạn và tất cả những khiếm khuyết của bạn. Không ngừng cố gắng để thay đổi chính mình sẽ làm xói mòn niềm tin và lòng tự trọng của bạn.
5. Hạnh phúc của bạn
Có những lúc sự sợ hãi của chúng ta về nỗi cô đơn lớn hơn so với mong muốn của chúng ta về một hạnh phúc thật sự. Kết quả là chúng ta mắc kẹt trong mối quan hệ không mang lại điều tốt nhất cho chúng ta. Bạn chỉ có một cuộc đời – hãy cố gắng để không lãng phí nó trong một mối quan hệ khiến bạn đau khổ. Hãy dũng cảm từ bỏ một mối quan hệ làm bạn mất đi cảm giác hạnh phúc và sự vui vẻ.
6. Ước mơ và mục tiêu của bạn
Không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình vì lợi ích của một mối quan hệ. Một mối quan hệ yêu đương tốt chỉ có thể là bàn đạp để từ đó bạn theo đuổi ước mơ của mình chứ không phải là thứ khiến bạn phải đánh đổi cả mục tiêu cuộc sống. Một bạn trai/bạn gái ghen tuông cố gắng kiềm chế sự sáng tạo, đam mê của người yêu mình để họ cảm thấy họ có thể duy trì, kiểm soát được người đó thực sự không phải là đối tượng thích hợp để tiếp tục mối quan hệ yêu đương dài lâu. Một tình yêu hạnh phúc phải mà một tình yêu khuyến khích người trong cuộc thử thách bản thân mình trong các cuộc phiêu lưu và giúp đỡ đối phương cùng tiến về phía trước.
7. Tình bạn
Bạn bè tốt có thể nhìn ra được khi bạn đang gặp khó khăn và nếu bạn là một người bạn tuyệt vời và trung thành, bạn không bao giờ được từ bỏ tình bạn của mình để duy trì một mối quan hệ yêu đương. Bất kỳ cô nàng/anh chàng nào hy vọng bạn từ bỏ tình bạn vì cô ta/anh ta đều là người ích kỷ, có xu hướng kiểm soát cuộc sống của bạn. Mối quan hệ yêu đương tốt đẹp là mối quan hệ cho phép bạn bè, gia đình đều vui vẻ tồn tại song song cùng với nó. Nếu cô ấy/anh ấy có ý định bắt bạn lựa chọn các mối quan hệ, cô lập bạn với bạn bè bà gia đình của mình, hãy xem nó như là một dấu hiệu cảnh báo tồi tệ.
8. Lòng tự trọng
Trong khi theo đuổi tình yêu, đôi khi chúng ta có thể băng qua ranh giới của lòng tự trọng mà không suy nghĩ nhiều. Tự hạ thấp mình, hay cho phép đối phương tự hạ thấp mình là một dấu hiệu cho thấy đây không phải là một mối quan hệ yêu đương hạnh phúc. Không bao giờ từ bỏ quyền được tôn trọng, nếu anh ta hoặc cô ta dẫm đạp lên lòng tự trọng của bạn, hãy chấm dứt mối quan hệ ngay lập tức. Nếu bạn cho phép đối phương hạ thấp mình, một khi tiếp tục, mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
9. Bản sắc và lợi ích của bạn
Khi chúng ta đắm mình trong một mối quan hệ yêu đương, chúng ta có xu hướng ưu tiên lợi ích và thói quen của đối phương. Không có gì sai, quá trình này giúp chúng ta gắn bó và cảm nhận nhau nhiều hơn. Tuy nhiên khi nó vượt quá mức tự điều chỉnh được, bạn không còn ý thức mạnh mẽ, hòa lẫn quá nhiều đặc tính của đối phương thay vì phát triển bản sắc cá nhân của mình. Việc bị ảnh hưởng quá nhiều từ anh ấy/cô ấy có thể khiến bạn ngừng việc ra quyết định cho chính mình, dần dà dẫn đến việc phụ thuộc. Điều này không chỉ khiến đối phương nhàm nhán mà còn áp lực.
10. Duy trì cảm giác, tự quyết định
Hãy nghĩ về việc tự mình ra quyết định như việc một khối cơ của bạn sẽ bị suy yếu nếu bạn không sử dụng nó thường xuyên. Chúng ta càng phụ thuộc vào quyết định từ đối phương, tự trì hoãn quyết định của riêng mình theo kiểu “thôi lần này để anh ấy/cô ấy quyết định”, “lần sau mình sẽ là người quyết” sẽ khiến tương lai bạn ít có quyền ra quyết định và có xu hướng ít suy nghĩ cho bản thân mình. Điều này không có nghĩa lúc nào bạn cũng tự ý quyết định, hãy giữ cảm nhận, duy trì cảm giác của mình khi đưa ý kiến về một quyết định nào đó, điều này giúp duy trì cá tính cũng như khả năng độc lập của bạn.
Một mối quan hệ có thể đưa bạn lên thiên đàng, nhưng cũng có thể cánh cửa dẫn tới địa ngục. Hãy thường xuyên “kiểm tra sức khỏe” tình yêu của bạn và có những quyết định đúng đắn nhất.