10 cử chỉ nên tránh nếu không muốn "mất điểm" khi giao tiếp

Khi giao tiếp bạn nên thận trọng trong sử dụng ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt lưu ý tránh những biểu hiện sau đây để luôn là người lịch sự và tinh tế.

Liếc nhìn đồng hồ, điện thoại

Hành động này sẽ khiến người ngồi cạnh cho rằng bạn đang thấy nhàm chán, không chú trọng những điều họ nói và muốn kết thúc cuộc nói chuyện sớm. Điều này gây mất điểm rất lớn, bạn có thể bị cho là coi thường người đối diện.

Nếu có việc quan trọng, bạn nên đặt chuông hẹn giờ trên điện thoại ở chế độ im lặng, đến lúc cần đi thì lịch sự nói xin lỗi. Mọi người thường đồng cảm khi họ hiểu về một tình huống hoặc vấn đề nhất định.

Nhìn chằm chằm

Dù rất tập trung vào câu chuyện bạn cũng chớ nhìn chằm chằm vào đối phương. Điều này sẽ khiến họ mất tự tin, giống như bạn đang áp bức họ. Hãy cố duy trì giao tiếp bằng mắt nhẹ nhàng, ấm áp nhưng không quá mãnh liệt.

Không nhìn trực diện

10 cử chỉ nên tránh nếu không muốn "mất điểm" khi giao tiếp - 1

Việc nhìn trực diện người mình đang nói chuyện với thái độ hứng khởi, chăm chú cho thấy bạn tôn trọng và quan tâm đến vấn đề của họ. Ngược lại không nhìn trực diện sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương và có thể họ sẽ không muốn chia sẻ những vấn đề bạn quan tâm. Đừng đánh mất lợi thế trong giao tiếp chỉ vì cử chỉ nhỏ này.

Bắt tay lỏng lẻo

Dù người lạ hay quen thì đều nhạy cảm với cử chỉ của bạn và thường lập tức phán đoán thái độ qua cái bắt tay.

"Nếu cái bắt tay thiếu chắc chắn, nó thể hiện bạn không quan tâm, không thích người mình tiếp xúc", Lillian Glass, Tiến sĩ, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể nổi tiếng ở Beverly Hills, California, phân tích.

10 cử chỉ nên tránh nếu không muốn "mất điểm" khi giao tiếp - 2

Vì thế nên có một cái bắt tay chắc chắn để đối phương cảm thấy gắn bó và được coi trọng nhưng không quá mạnh vì một cái bắt tay quá mạnh lại thể hiện sự cạnh tranh, ganh đua.

Tiếp xúc quá gần

Trừ khi đối phương là người thân thiết nếu không việc tiếp xúc gần thường khiến họ khó chịu và có cảm giác không an toàn. Việc giữ khoảng cách hợp lý giúp hai bên trở nên thoải mái hơn, chứng tỏ bạn đang tôn trọng sự tự do và không gian riêng tư.

Đặt đồ vật giữa hai người

Việc đặt túi xách hoặc laptop lên bàn giữa hai người sẽ tạo ra khoảng cách không cần thiết. Người nói chuyện với bạn sẽ cảm thấy bạn đang che giấu điều gì đó và ngại chia sẻ. Hãy đặt túi xách ra sau ghế và gấp laptop lại, xóa bỏ rào cản khi giao tiếp. Khi không có vật ngăn cách, hai người sẽ cảm thấy gắn kết hơn.

Khoanh tay

10 cử chỉ nên tránh nếu không muốn "mất điểm" khi giao tiếp - 3

Động tác khoanh tay có thể tạo cảm giác xa cách, khiến đối phương dễ hiểu lầm là bạn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện và muốn tránh né họ.

Quay chân khỏi người trước mặt

Bàn chân của bạn hướng về phía nào sẽ thể hiện nơi bạn muốn đến. Nếu chân không hướng về phía người đối diện, sẽ gửi thông điệp bạn không ưu tiên cho cuộc trò chuyện này.

Ngồi ở mép ghế

Diễn giả Anita Campbell cho rằng cách ngồi trong một cuộc họp hoặc một bữa tối có thể gửi đi nhiều thông điệp. Ngồi ở mép ghế cho thấy bạn không thoải mái, không tự tin. Muốn khẳng định bản thân, hãy ngồi thoải mái trên ghế, giữ tư thế thẳng, thư thái.

Xoa cằm khi nhìn ai đó

Với nhiều người việc xoa cằm có thể là phản xạ tự nhiên theo thói quen nhưng người đối diện sẽ không thích, thậm chí cảm thấy khó chịu. Hành động của bạn giống như đang đánh giá, soi xét họ. Đừng xoa cằm khi nhìn ai đó nếu không muốn cuộc nói chuyện trở nên trầm lắng, gượng gạo.

Nguồn: [Link nguồn]

Quy tắc sinh tồn nơi công sở: Vì sao đừng coi đồng nghiệp là bạn thân?

Không ít người nghĩ rằng khi thân thiện với đồng nghiệp, xởi lởi xem họ như là một người bạn tốt thì sẽ giúp cuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa (t/h) ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN