10 câu nói thường ngày gây hại cho hôn nhân mà các cặp vợ chồng nên tránh

Có những câu nói mà mức độ tổn thương nó mang đến còn lớn hơn tất cả mọi thứ. Để rồi sau đó cuộc hôn nhân sứt mẻ cũng chỉ vì điều này.

1. "Đây không phải vấn đề lớn" hoặc "anh/em sẽ vượt qua được"

Những câu kiểu này nhằm cố gắng động viên bạn đời, hy vọng họ thấy những điều đang trải qua không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, động viên như vậy vô nghĩa với những người đang đối mặt với căng thẳng về cảm xúc, theo nhà trị liệu hôn nhân và gia đình người Mỹ, Amanda Baquero.

"Bảo 'sẽ vượt qua được' chỉ khiến họ thấy chia sẻ với bạn là sai lầm", chuyên gia nói.

Nếu muốn hỗ trợ bạn đời trong giai đoạn khó khăn, hãy thử nói: "Anh/em biết việc đó khó khăn. Anh/em hiểu tại sao cảm thấy như vậy. Chúng ta có thể cùng nhau vượt qua".

Vợ chồng như chim liền cành, chỉ có cùng nhau sẻ chia, đồng hành mới có thể hạnh phúc hơn. Ảnh minh họa: shutterstock

Vợ chồng như chim liền cành, chỉ có cùng nhau sẻ chia, đồng hành mới có thể hạnh phúc hơn. Ảnh minh họa: shutterstock

2. "Chuyện nhỏ như thế mà còn không biết"

Trong khi cãi vã, đây là câu nói nhiều người tuôn ra khi thất vọng với chuyện gì đó mà bạn đời chưa thể hoàn thành.

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi việc gặp phải vấn đề và thất bại. Sự bực bội của bạn là có nhưng dẫu thế nào đi chăng nữa cũng đừng nói bạn đời của mình vô dụng.

Nó sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn chẳng hiểu gì về cô ấy/anh ấy và thay vì động viên khi gặp khó khăn thì bạn lại phàn nàn, chế giễu. Vợ chồng như chim liền cành, chỉ có cùng nhau sẻ chia, đồng hành mới có thể hạnh phúc hơn.

3. "Anh/em đang nhạy cảm quá đấy"

Đừng đưa ra những nhận xét về cách phản ứng của người kia như: "Anh/em hãy bình tĩnh đi; Đừng làm quá lên thế; Anh/em đang quá nhạy cảm đấy". Đôi khi, chúng ta đưa ra những nhận xét này để người kia không cảm thấy khó chịu nhưng lại khiến người kia thấy cảm xúc của mình không chính đáng hay không được lắng nghe.

Laurel House, một chuyên gia huấn luyện hẹn hò cho biết: "Bạn đưa ra những nhận xét này vì muốn đối tác của mình cảm thấy an toàn khi thể hiện và nói lên sự tổn thương của mình mà không sợ bị phán xét. Nhưng ngược lại, họ có thể nổi điên hơn nữa.

Những cụm từ này được hiểu là xem thường và hạ thấp giá trị của người kia. Và họ sẽ đáp lại bằng sự tức giận và thù địch. Vì vậy, thay vì nhận xét về cách họ cảm nhận và phản ứng với vấn đề, bạn có thể giải quyết mọi việc tốt hơn bằng cách để họ trút bầu tâm sự và lắng nghe những gì họ đang nói.

4. "Em nhìn lại cách ăn mặc của mình đi"

Đối với phụ nữ ngoại hình rất quan trọng. Vì thế họ dành thời gian làm đẹp, chăm sóc cơ thể để thu hút chồng. Thế nên khi nghe chồng chê bai về cách ăn mặc của mình, họ sẽ cảm thấy vô cùng tồi tệ.

Có câu đàn ông nói một hiểu một, đàn bà nói một hiểu đến mười. Vì vậy họ thường suy diễn những câu nói tưởng chừng bình thường của đàn ông. Do đó, đàn ông thương vợ thì đừng phán xét về ngoại hình của cô ấy như vậy.

Nếu vợ ăn mặc có hơi lố hoặc lòe loẹt, bạn hãy lựa lời nói nhẹ nhàng như "em phối bộ quần áo này không hợp, em nên thử cái khác để đẹp hơn".

Nếu không hiểu hoặc đồng ý với quan điểm của bạn đời, cố gắng đừng phát xét. Ảnh minh họa: shutterstock

Nếu không hiểu hoặc đồng ý với quan điểm của bạn đời, cố gắng đừng phát xét. Ảnh minh họa: shutterstock

5. "Anh giống hệt bố mình"

Kiểu nói bạn đời giống hệt người thân nào đó, thường mang lại cảm giác gây chiến. Nói ra những lời này như thể bạn đời có đặc điểm hoặc hành vi tiêu cực, vừa xúc phạm lại không công bằng.

Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Abigail Makepeace, ở Los Angeles cho biết: "Cách nói này thể hiện sự vô trách nhiệm và khiến đối phương có cảm giác bị trừng phạt. Ngoài ra, nó chẳng mang đến sự thay đổi nào cả".

Makepeace đề xuất thay vì nói những lời tiêu cực về người bạn đời và gia đình của anh/cô ấy, hãy nói rõ những hành động cụ thể nào làm phiền bạn và đưa ra yêu cầu thay đổi.

6. "Tôi thật sự mù quáng khi kết hôn với anh/cô"

Nhiều cô vợ hoặc ông chồng chỉ vì tức giận, trong giây phút phẫn nộ đã nói ra câu nói này.

"Tôi thật sự mù quáng khi kết hôn" là một câu phủ định toàn bộ cuộc hôn nhân của bạn. Nó thể hiện rõ bạn bất mãn, thất vọng như thế nào khi ở bên người bạn đời này.

Hai người ở bên nhau, chắc chắn đâu phải dễ dàng mà trở thành vợ chồng. Cả hai đều trải qua giai đoạn yêu đương, có chung lý tưởng thì mới về chung một nhà. Vậy mà khi trải qua một số thất vọng của cuộc đời thì hai bên lại phủ nhận nhau, phủ nhận cuộc hôn nhân ấy.

Bạn nói như vậy là tự biến cuộc hôn nhân của mình thành trò đùa, nền tảng của tổ ấm sẽ bị lung lay và đương nhiên, bạn đời sẽ tổn thương cực kỳ sâu sắc.

7. "Anh luôn/không bao giờ…"

Khi bạn sử dụng những cụm từ như "lúc nào, luôn, không bao giờ", chúng hiếm khi trung thực hoặc hữu ích mà chỉ luôn gây tổn thương. Ví dụ như "Em lúc nào cũng muộn", "Anh không bao giờ bỏ quần áo bẩn vào máy giặt". Bạn đang nói với vợ/chồng của mình rằng họ không bao giờ làm bất cứ điều gì đúng và bạn nghĩ rằng họ không thể thay đổi.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi bạn có vẻ hạ thấp người bạn đời thì hai người có khả năng dẫn tới ly hôn. Thay vì nói những lời tuyệt đối mang tính phán xét, hãy yêu cầu chính xác những gì bạn muốn và nói với họ rằng điều đó sẽ khiến bạn hạnh phúc thế nào. Ví dụ bạn có thể nói "Anh yêu, em rất hài lòng nếu buổi sáng anh nhặt quần áo, tất bẩn vứt trên sàn nhà và cho vào máy giặt".

8. Im lặng

Đôi khi sự im lặng có thể gây tổn hại không kém việc bạn nói sai. Hành động đóng cửa và rời khỏi phòng, từ chối nói về vấn đề đang bàn rất dễ khiến vợ/chồng thấy bị bỏ rơi trong lúc cần kết nối, nhà trị liệu tâm lý Brittany Bouffard cho biết.

"Từ chối trò chuyện trong hoặc sau xung đột giống như một quả bom, khiến đối phương không hiểu lý do bạn tổn thương hoặc làm thế nào để thay đổi tình trạng hiện tại", Bouffard, nói.

Yêu cầu bạn đời dành thời gian suy nghĩ hoặc bớt nóng tính là đúng, nhưng phớt lờ hoặc không nói chuyện là không nên. Hãy thử nói với đối phương bạn cần vài phút yên tĩnh nhưng sẵn sàng quay lại trao đổi.

Những điều được nói trong tình trạng kích động thường là sự phóng đại, không phải cảm giác thực sự, nhưng có thể gây tổn thương sâu sắc. Ảnh minh họa: shutterstock

Những điều được nói trong tình trạng kích động thường là sự phóng đại, không phải cảm giác thực sự, nhưng có thể gây tổn thương sâu sắc. Ảnh minh họa: shutterstock

9. "Đó là chuyện của bố mẹ em/anh"

Câu nói này thể hiện sự xa cách và vô trách nhiệm của một người trong cuộc hôn nhân của mình. Dù bạn đã kết hôn, bạn vẫn không coi gia đình của bạn đời là gia đình của mình.

Phụ nữ và đàn ông sau khi kết hôn cũng nên học cách hiếu thuận, yêu thương bố mẹ của bạn đời. Đơn giản bởi đâu phải tự nhiên bạn đời của bạn được sinh ra, họ cũng có gốc rễ, gia đình. Khi có chuyện xảy đến, bạn cũng phải cùng gánh vác, cùng lo toan. Khái niệm bố mẹ anh, bố mẹ tôi đặc biệt gây tổn hại tình cảm.

Và có lẽ sau câu nói này thì rất dễ dàng để cho mối quan hệ của cả hai rạn nứt, thậm chí tan vỡ hẳn.

10. "Em/Anh đã nói rồi mà"

Đây là câu nói mà rất nhiều người hay nói với vợ/chồng mình. Thông điệp không lời và không được chào đón qua câu nói này là bạn thông minh, giỏi giang hơn người kia. Nhận xét này cũng không có tác dụng gì để khắc phục tình hình.

Không ai thích bị nói rằng mình ngốc nghếch hay cảm thấy bị coi thường. Khi mọi thứ diễn ra theo cách bạn dự đoán hơn là cách vợ/chồng bạn mong đợi thì họ cũng đã nhận ra điều đó và không cần phải được nhắc nhở nữa.

Nguồn: [Link nguồn]

5 dấu hiệu rõ rệt chứng tỏ nàng đã thay lòng đổi dạ

Những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ người phụ nữ của bạn đã chán ngán và muốn thoát ra khỏi tình yêu này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily (t/h) ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN