Tử vong vì ngộ độc thực phẩm gia tăng

Hằng năm nước ta có hơn 250 đến 500 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 7.000 nạn nhân và hơn 100 ca tử vong mỗi năm. Riêng chỉ đến 10/06/2014 toàn quốc ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 2084 người mắc, 1528 người đi viện và 24 ca tử vong.

Hằng năm nước ta có hơn 250 đến 500 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 7.000 nạn nhân và hơn 100 ca tử vong mỗi năm. Riêng chỉ đến 10/06/2014 toàn quốc ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 2084 người mắc, 1528 người đi viện và 24 ca tử vong. So với năm 2013, số vụ giảm 12 vụ, số người đi giảm giảm 88 người nhưng số ca mắc tăng 278 người, số người tử vong tăng 7 người. Con số này dự kiến sẽ không giảm vì thói quen thích ăn hàng rong, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gần như chưa thay đổi của người Việt Nam.

Thực phẩm bẩn bủa vây

Ngồi tràn xuống cả lòng đường, thản nhiên ăn uống bên cạnh cống nước thải,tay vừa bóc thức ăn vừa thói tiền.. là những cảnh tượng thường thấy ở nhiều vĩa hè trên các thành phố lớn. Đặc điểm chung của các hàng quán, thực phẩm này là bắt mắt, giá rẻ nhưng vệ sinh không đảm bảo, nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Với tâm lý “khuất mắt không thấy”, người tiêu dùng Việt Nam có thể dễ dàng cho qua với những thức ăn có khả năng không an toàn mà ít để tâm đến tác hại sau đó. Để đảm bảo thức ăn tươi ngon, không tí quán ăn đã cho vào những phụ gia, phẩm màu không được sử dụng trong ngành thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc.

Không chỉ ngoài hàng quán, ngay cả những nguồn thực phẩm tươi chế biến trong gia đình như rau củ, thịt, sữa… cũng có khả năng bị nhiễm bẩn từ những chiêu trò của người sản xuất nhỏ lẻ. Để rau luôn xanh và nhanh lớn, các loại thuốc tăng trưởng thản nhiên được sử dụng bất chấp độc tố; để biến thịt oi thành thịt tươi, các loại phụ phẩm, chất tẩy rửa được sử dụng vô tội vạ bất chấp tính mạng của người tiêu dùng; và ngay cả sữa dành cho trẻ em, nguy cơ bị nhiễm melamine vẫn luôn rình rập vì hàng trôi nổi ngoài thị trường không có xuất xứ hoặc nhập từ Trung Quốc để có giá rẻ.

Tử vong vì ngộ độc thực phẩm gia tăng - 1

Tác hại khôn lường

Nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người là từ lương thực, thực phẩm nhưng có đến khoảng hơn 50% tử vong trên thế giới và hơn 400 loại bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn. Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tỷ lệ bệnh nhân đến chữa trị tại Trung tâm chống độc thì số ngộ độc do thực phẩm là cao nhất. Con số này hoàn toàn hợp lý vì theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có hơn 8.000.000 người bị ngộ độc và tiêu chảy do đường ăn uống và kết quả báo cáo từ Bộ Y Tế, hơn 70 -80% thức ăn đường phố bị nhiễm khuẩn E.coli. Đây là loại khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, dịch tả, nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tử vong cao. Đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng hoặc giao mùa, dịch bệnh này càng hoành hành, tỷ lệ tử vong càng nguy cơ tăng cao hơn.

Tử vong vì ngộ độc thực phẩm gia tăng - 2

Ngoài ra, đối với việc cảnh báo từ ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng thường hay lo sợ những trường hợp gây ói mữa, choáng váng, tiêu chảy ngay trước mắt và quên đi những tác hại lâu dài với những căn bệnh do thực phẩm bẩn gây ra. Các phụ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, cơ sở sản xuất kém chất lượng, chất rỉ sét từ dây chuyền sản xuất… tất cả nếu được tích tụ lâu ngày sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư chết người. Và thực tế, Việt Nam đan g là nước có tỷ lệ ưng thư cao hàng đầu thế giới mà nguyên nhân chính từ nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm.

Đối với thực trạng này, bên cạnh các cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết các vấn nạn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì bản thân mỗi người dân cũng tự trang bị cho mình những kiến thức cần có để giúp mình tránh những tác hại. Theo ý kiến của các chuyên gia, chọn những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được sản xuất theo quy trình và được chứng nhận bởi các viện kiểm chứng uy tín sẽ là cách tốt nhất giúp người tiêu dùng tránh xa thực phẩm bẩn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuệ Lâm ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN