Nạn nhân ngã ngửa với máy “ủ đô la Mỹ” của hai vị khách nước ngoài

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

 Không có công ăn việc làm, nhưng “nổ” là doanh nhân “triệu đô” từ "kinh đô ánh sáng" đến, hai đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Armand Willy Asse, SN 1972 và Nanga Onguene Xavier, SN 1989, cùng mang quốc tịch Cameroon, chỗ ở hiện nay tại ngõ 535 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã bị Công an quận Tây Hồ, Hà Nội bắt giữ.

Hai đối tượng liên quan...

Hai đối tượng liên quan...

Cả tin, dễ mất tiền

Theo tài liệu điều tra, ngày 30-11-2024, Công an quận Tây Hồ tiếp nhận tố giác của anh N.Q.V, sinh năm 1985, ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình về việc bị 2 đối tượng người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt 548.000.000 đồng dưới hình thức hợp tác đầu tư phân phối ngọc trai do anh V sản xuất.

Sau khi tiếp nhận tố giác của anh V, cơ quan điều tra đã khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc. Tuy nhiên, với việc thay đổi địa điểm liên tục của các đối tượng, lại là người nước ngoài nên việc truy bắt hết sức khó khăn. Qua công tác nghiệp vụ, quá trình truy vết tội phạm từ khi tiếp nhận tin tố giác đến cuối ngày 3-12, Công an quận Tây Hồ đã xác định nhóm người này đang thuê trọ tại địa bàn phường Kim Mã, quận Ba Đình. Ngay sau đó, các đơn vị của Công an quận Tây Hồ đã phối hợp bắt giữ thành công khi các đối tượng đang lẩn trốn tại đây.

Căn cứ quy định pháp luật, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", ra lệnh giữ người, bắt người bị giữ và quyết định tạm giữ đối với hai đối tượng Armand Willy Asse và Nanga Onguene Xavier.

Các đối tượng khai nhận dùng thủ đoạn giả làm nhà đầu tư từ nước Pháp, muốn sang Việt Nam tìm đối tác làm ăn nên mang theo số lượng lớn đô la Mỹ. Tuy nhiên, để không bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, thu giữ nên 2 đối tượng đã ngụy trang bằng cách sơn đen tiền đô la Mỹ lại bằng hóa chất thì mới mang qua được cơ quan kiểm soát ở sân bay.

Để lấy lòng tin của nạn nhân, mỗi lần bàn bạc việc “làm ăn” đối tượng đã thuê phòng tại khách sạn Hà Nội Daewoo để hẹn nạn nhân đến giao dịch. Thậm chí, các đối tượng còn vào tận trang trại của anh V ở Ninh Bình để “thị sát” quy mô làm ăn, rồi trao đổi “đầu tư” tiền cho nạn nhân. Khi nắm thóp được đối tác thích làm ăn lớn, các đối tượng hướng dẫn nạn nhân chuẩn bị văn bản, thủ tục hợp tác như thật và hẹn ngày ra Hà Nội để nhận "đô la Mỹ”.

Sự thật về chất phủ đen trên đồng đô la Mỹ

Ngày 30-11, hai đối tượng hẹn anh V ra để làm thủ tục nhận tiền tại khách sạn trên địa bàn quận Tây Hồ. Tại đây, đối tượng chỉ vào hộp giấy nói rằng “đô la Mỹ “cất giấu trong đó và giải thích do phải nhuộm đen số ngoại tệ này mới vận chuyển qua cửa khẩu sân bay được.

Tang vật vụ án

Tang vật vụ án

Để tẩy được chất đen bám trên đô la Mỹ cần phải có tiền VND - mệnh giá 500.000 đồng với số lượng tương ứng (1 tờ đô la mỹ cần 1 tờ VND) vì trong tiền VND có chứa thuỷ ngân đỏ.

Các đối tượng sẽ dùng bột “đặc dụng” để ủ vào tờ VND hút thuỷ ngân đỏ ra để rắc vào tờ đô la Mỹ bị bôi đen, sẽ tẩy được chất đen đó. Để anh V tin tưởng, các đối tượng đã mang theo công cụ với cái gọi là “máy ủ đô la Mỹ” để làm thực nghiệm cho anh V xem trực tiếp. Đồng thời, nhóm này hứa hẹn nếu nạn nhân cho mượn VND để tẩy đen trên “đô la Mỹ” thì sẽ cho nạn nhân 15% số tiền đô la Mỹ được phục hồi nguyên trạng.

Tin là thật, anh V đã chuẩn bị số tiền lên đến 550 triệu đồng mang đến đưa cho các đối tượng sử dụng để ủ bột màu trắng tẩy đô la Mỹ. Lợi dụng lúc ủ bột 2 đối tượng người nước ngoài đã đánh tráo tiền của anh V và chiếm đoạt 548 triệu đồng. Sau khi chiếm đoạt được tiền của nạn nhân, các đối tượng đã sử dụng mua đô la Mỹ hết.

Tiến hành khám xét tại nơi ở của các đối tượng, cơ quan điều tra đã thu giữ được 6.400 đô la Mỹ và 43 triệu VND. Số tiền còn lại 2 đối tượng khai đã gửi về cho người thân ở quê nhà.

Theo điều tra viên trực tiếp thụ lý vụ án, thủ đoạn của hai đối tượng Armand Willy Asse và Nanga Onguene Xavier rất cũ, cách đây nhiều năm về trước đã xảy ra vụ lừa đảo tương tự còn gọi là “đô la đen”. Trong vụ án cụ thể này, dễ nhận thấy sự cả tin và hám lợi nhuận cao của nạn nhân. Bởi trong khi tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo, không khó để phát hiện vì cái gọi là “máy móc” ủ tiền chỉ là máy đánh giày dán giấy sơ sài được chia làm 2 ngăn. Khi tội phạm cho tiền Việt Nam vào máy để ủ, thực chất chỉ bật máy sấy tóc để phát tiếng ồn tạo lòng tin, đồng thời bấm thời gian dài để nạn nhân mất tập trung và tráo hết tiền thật. Khi thành công, nhóm đối tượng lừa đảo nói nạn nhân ủ số đô la Mỹ lớn nên phải mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ, cứ ngồi trong phòng trông tài sản để các đối tượng ra ngoài mua đồ ăn rồi… mất hút.

Do nghi ngờ thời gian quá 2 tiếng mà không thấy 2 “đối tác” quay trở lại , nạn nhân đã kiểm tra và chỉ thấy máy sấy tóc hoạt động trong máy đánh giày với mấy bọc bột mì.

Lưu Như Cương mua hai triệu đôla Singapore giả với giá 10 triệu đồng, móc nối nhờ 5 người bán để ăn chia với tỷ giá quy đổi lên tới gần 35 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Tuấn ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN