"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ cuối)

DeSalvo bị xét xử với tội danh giết người. Hung thủ của những vụ giết người hàng loạt ở Boston đã trả giá.

Tháng 3/1965, vợ  DeSalvo nhận được điện thoại của luật sư bào chữa là F.Lee Bailey. Bailey nói: “Trong vòng 24h tới, một việc nghiêm trọng sẽ đổ lên đầu chồng cô và tin đó sẽ lên đầu trang của các tờ báo”.

Hôm sau, Beck nhận được tin Albert DeSalvo thú nhận mình là sát thủ bóp cổ. Cô không tin điều đó và cho rằng ai đó đã trả tiền để xúi giục DeSalvo làm như vậy. 

Quả thực, trong tù, DeSalvo và George Nassar cùng bàn bạc về số tiền thưởng 110.000 đô la cho ai giúp phá vụ án. DeSalvo biết rằng nếu nhận tội hắn có thể bị tử hình. Tuy nhiên, vì trong gần 20 năm trở lại đây, bang Massachusetts chưa có ai bị mức án này. Thêm vào đó, cảnh sát đang nghi vấn hắn bị tâm thần nên có thể hắn chỉ phải sống suốt đời ở bệnh viện chứ không phải chết. Bù lại, DeSalvo có thể kiếm tiền cho vợ con.

F. Lee Bailey, lúc đó là luật sư bào chữa cho George Nassar, biết được quyết định của DeSalvo. Ngày 6/3/1965, ông tới gặp hắn. Trong buổi nói chuyện được ghi âm lại, DeSalvo đã khẳng định mình giết 11 người.  Hắn còn kể chi tiết từng vụ khiến Bailey không khỏi băn khoăn. Bailey không biết DeSalvo thực sự có tội hay không khi lời khai của hắn quá rõ ràng bao gồm những chi tiết chỉ những người trong cuộc mới biết. Luật sư F.Lee không còn tin DeSalvo bị ai đó dụ nhận tội hay hắn bị điên mà hắn thực sự là tên sát thủ bóp cổ hàng loạt.

Những nghi ngờ ban đầu cho rằng DeSalvo chính là sát thủ bóp cổ dần dần được khẳng định là có cơ sở. Các thành viên của ban điều tra kết luận Albert DeSalvo chính là sát thủ họ cần tìm bấy lâu nay.

Khi DeSalvo bắt đầu thú nhận về các vụ giết người, Bottomly cho triệu tập Marcella Lulka và Gertrude Gruen để họ có thể bí mật nhìn mặt hắn trong tù. Gruen là người phụ nữ duy nhất sống sót trong lần gặp mặt sát thủ bóp cổ. Cô chống cự lại và buộc hắn phải bỏ chạy. Còn Lulka, từ nhiều ngày trước đó đã được xem ảnh của những kẻ tình nghi. Cả hai đều không thể khẳng định được DeSalvo có phải là kẻ họ gặp hay không.

Cuối cùng, các chuyên gia tham gia cuộc điều tra thống nhất đưa ra kết luận rằng những vụ giết người không thể chỉ do một hung thủ gây ra. Theo một nghĩa nào đó, những dấu vết để lại hiện trường là không đồng nhất, và nạn nhân của vụ án thuộc những nhóm khác nhau.

Người ta vẫn nghi ngờ, sát thủ bóp cổ đang nằm trong tù hay lang thang đâu đó ngoài kia?

Ngày 10/1/1967, DeSalvo bị xét xử với tội danh giết người. Bản thân anh ta cũng thú nhận đã gây ra 13 cái chết của những người phụ nữ bị hãm hiếp.

Luật sư Bailey tự tin có thể "cứu" thân chủ của mình khi chứng minh DeSalvo bị thần kinh.. Theo Bailey: "Những lời thú tội đó hoàn toàn vô lý. "Không ai là người cứ khăng khăng mình có tội trong khi anh ta chỉ bị bắt về hành vi lừa đảo”.

Đại diện bên công tố, Conn phản đối DeSalvo bị thần kinh với lập luận rằng anh ta đã khôn ngoan thuyết phục được các nạn nhân cho vào nhà. Điều đó chứng tỏ thần kinh DeSalvo hoàn toàn bình thường, nếu không nói là thông minh.

Sau nhiều giờ xét xử căng thẳng, bồi thẩm đoàn tuyên bố DeSalvo có tội và tuyên phạt bị cáo án chung thân.

Mọi chuyện dường như đã khép nếu như Albert DeSalvo không bị đâm chết trong thời gian thi hành án tại nhà tù Walpole vào tháng 11/1973,  Đêm trước hôm bị giết, DeSalvo cố gắng liên hệ với Tiến sĩ Ames Robey và yêu cầu ông gặp mình ngay lập tức. Anh ta tỏ ra rất sợ hãi. Robey hứa sẽ gặp DeSalvo vào sáng hôm sau, nhưng đã quá muộn. Đêm hôm đó, DeSalvo bị giết hại.

Robey kể lại: "DeSalvo muốn gặp tôi cùng một phóng viên báo chí. Anh ta nói sẽ kể hết cho tôi nghe sát thủ bóp cổ ở Boston là ai và tất cả những gì liên quan”. Đêm hôm xảy ra án mạng, cửa tất cả các phòng giam đều mở.

Các quan chức tin rằng cái chết này liên quan tới hoạt động mua bán ma túy trong tù của DeSalvo. Có 3 phạm nhân bị đưa ra xử về vụ này, nhưng phiên tòa bị hoãn hai lần.

Người ta vẫn nghi ngờ, sát thủ bóp cổ đang nằm trong tù hay lang thang đâu đó ngoài kia? Đúng như bài thơ mà DeSalvo đã viết nên, "sự thật về cái chết của các nạn nhân không bao giờ được biết". Và vụ án "sát thủ bóp cổ thành Boston" không có hồi kết, để đến nay, người ta vẫn tự hỏi: Phải chăng DeSalvo là thủ phạm? Hay Nassar? Cũng có thể, tên sát nhân chẳng phải là ai trong hai kẻ đó, mà là một người bí mật, đến giờ "vẫn lang thang đâu đó ngoài kia".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Trần (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN