Vụ một đương sự đòi nhảy lầu: Chánh án TAND TP.HCM nói gì?

Sự kiện: Tin pháp luật

Liên quan vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khiến 1 đương sự đòi nhảy lầu sau khi tòa tuyên án, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Phong, Chánh án TAND TP.HCM.

Phóng viên: Thưa ông, sau khi TAND TP.HCM tuyên án đã có nhiều tranh luận về vụ việc liên quan đương sự đòi nhảy lầu, đến nay lãnh đạo TAND TP.HCM đã nắm bắt thông tin này hay chưa?

Ông Lê Thanh Phong

Ông Lê Thanh Phong

- Ông Lê Thanh Phong: Sau khi bản án được tuyên, chúng tôi đã có báo cáo gửi Chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM để các cơ quan này xem xét theo thẩm quyền. Nếu có căn cứ thì giám đốc thẩm theo luật định hoặc theo yêu cầu của đương sự.

Còn nội dung bản án, tôi sẽ yêu cầu thẩm phán đăng công khai bản án trên cổng thông tin điện tử. Hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp pháp có căn cứ pháp luật trong những phán quyết. Còn việc sai sót chỗ nào, đúng chỗ nào, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét. Đây là vụ tranh chấp dân sự, mà dân sự thì cốt ở hai bên chứ không phải là án hình sự.

. Việc bị đơn có yêu cầu đổi thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là ông Đỗ Khắc Tuấn vì cho rằng ông Tuấn là bạn thân của ông Phan Quý, có quan hệ mua bán đất với ông Quý ở quận 9 và quận 12. Vậy lãnh đạo tòa có biết yêu cầu này hay không?

- Về vấn đề đổi thẩm phán, chúng tôi cũng đã có báo cáo lên lãnh đạo TAND Tối cao và TAND Cấp cao tại TP.HCM. Về nguyên tắc, để chứng minh chủ tọa không vô tư, khách quan thì ngoài đơn yêu cầu đổi thẩm phán, đương sự phải gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứ không thể nói miệng.

. Dư luận cho rằng bản án này không đúng ở nhiều điểm, vậy ông có ý kiến gì?

- Như tôi đã nói từ đầu, việc xem xét tính đúng, sai là do cơ quan có thẩm quyền, không nên bình luận như thế. Liên quan đến tranh chấp đất đai thì rất nhiều vấn đề phức tạp, nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ chính sách pháp luật có sự thay đổi, có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm để xem xét.

. Có dư luận cho rằng ông Phan Quý từng làm trưởng phòng tại VKSND TP.HCM, con trai ông Quý đang công tác tại VKSND TP.HCM, con gái công tác tại TAND quận Gò Vấp nên vụ tranh chấp có phần lợi thế?

- Không có chuyện như vậy. Đâu phải ông Phan Quý từng làm trưởng phòng mà xử bậy được. Bên bị đơn có 4 luật sư, bên ông Quý có 2 luật sư nên các bên đều ứng xử theo quy định của pháp luật. Tất cả đều có tài liệu, chứng cứ chứng minh và mối quan hệ không thể làm thay đổi bản chất sự việc.

. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Đỗ Khắc Tuấn là Phó Chánh án TAND TP.HCM. Ông Tuấn làm công tác quản lý, phụ trách mảng kinh tế, hành chính nhưng vì sao vẫn tham gia xét xử dân sự?

- Chúng tôi có tòa chuyên trách nhưng không phải thẩm phán chuyên trách. Thẩm phán vẫn có thể tham gia xét xử theo sự phân công và thẩm phán Đỗ Khắc Tuấn là người có kinh nghiệm nhiều mà vụ này cũng cần có người có thâm niên, có bề dày xét xử. 

Bị đơn đòi nhảy lầu sau khi tuyên án: Họp khẩn, nhiều vấn đề cần làm rõ

Các cơ quan chức năng tại TP.HCM đã họp khẩn, có báo cáo gửi cơ quan cấp cao hơn về vụ việc một đương sự đòi nhảy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Dũng ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN