Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 3)

Những áp lực phải tìm cho ra nghi phạm sau vụ nổ trở nên vô cùng căng thẳng đối với cảnh sát. Các đặc vụ FBI nghi ngờ những tên khủng bố nước ngoài đã gây ra vụ này.

Những áp lực phải tìm cho ra nghi phạm sau vụ nổ trở nên vô cùng căng thẳng đối với cảnh sát. Các đặc vụ FBI nghi ngờ những tên khủng bố nước ngoài đã gây ra vụ này và có thể sẽ tiếp tục thực hiện nhiều vụ nổ bom tiếp theo.

Trong đầu họ nhớ ngay tới vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới diễn ra ngày 26/2/1993. Trong vụ đó, những kẻ khủng bố đã kích hoạt thiết bị nổ, giết chết 6 người và làm hơn một ngàn người khác bị thương.

Giới truyền thông trở nên bùng nổ sau vụ án. Rất nhiều những thông tin được cập nhật từng giờ và được phát sóng trên cả nước.

Có người tự nhận mình biết chắc chắn thời gian và địa điểm vụ nổ tiếp theo sẽ diễn ra. Thậm chí tại thành phố Oklahoma, cảnh sát nhận được nhiều tin báo rằng một số vụ nổ bom khác đang được lên kế hoạch để đánh sập tòa nhà Murrah. Họ đề nghị cảnh sát ngay lập tức phải di tản người dân và tổ chức các đội cứu hộ.

Những thông tin trên khiến FBI phải đối mặt với áp lực nặng nề, buộc phải tìm ra manh mối sớm nhất có thể.

Tại Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia ở Washington, máy tính báo cáo: Trooper Hanger cũng có một báo cáo về McVeigh. Cảnh sát quận Jerry Cook xác nhận họ bắt giữ McVeigh về những tội danh không liên quan tới vụ nổ trên.

Áp lực càng đè lên sở chỉ huy thành phố Oklahoma. Hi vọng tăng lên khi có tin đồn cảnh sát đã bắt được nghi phạm. Giới truyền thông săn đón tin ráo riết. Ngay sau đó, thế giới sẽ biết ai là nghi can chính trong vụ án.

Trong tù, các nhân viên nhà giam nhận được thông tin có thể McVeigh chính là hung thủ gây nên vụ đánh bom. Phiên tòa xét xử McVeigh dự kiến sẽ diễn ra sớm.

Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 3) - 1

Timothy McVeigh khi bị cảnh sát giải đi

Bất ngờ, có tin được chuyển đến nhà giam cho biết, đoàn bồi thẩm chưa sẵn sàng cho phiên xét xử.

Một người tù khác hỏi McVeigh có phải hắn là người đánh bom không. McVeigh bỏ ngoài tai câu hỏi đó. Biết rằng nghi phạm đã cố gắng liên lạc với luật sư, ai đó đã ngắt kết nối điện thoại trong tù. Sau đó, McVeigh được đưa tới một phòng đặc biệt để gặp 2 đặc vụ FBI là Zimms và Norman Jr.

Đặc vụ Zimms nói: “Chắc anh có một số thông tin về vụ nổ. Tôi sẽ cho anh biết một số quyền của anh”. McVeigh yêu cầu một luật sư.

Bên ngoài, tiếng ồn ào ngày càng tăng do quá nhiều người kéo tới. Trực thăng và cảnh sát được điều động tới nhiều hơn khi dân chúng biết tin nghi can liên quan tới vụ nổ đang ở bên trong. Lúc này, McVeigh yêu cầu được mặc áo chống đạn trước khi được đưa ra ngoài. Tuy nhiên, lời đề nghị của anh ta bị từ chối.

McVeigh tiếp tục xin được giải đi bằng trực thăng lên cao nhưng vẫn không được chấp nhận.

Bên ngoài, đám đông trở nên giận dữ. Một số người không kìm chế được đã hò lên “Đưa hắn ta ra ngoài”. Khi nghi can được dẫn đi, đôi tay bị còng và chân mang xích, đám đông reo lên: “Tên bỉ ổi”, “Kẻ giết người”, “Kẻ sát hại trẻ em”.

Trong bộ quần áo vàng dành cho tù nhân, đôi mắt McVeigh nhắm hờ lại, khuôn mặt không cảm xúc khi cảnh sát dẫn đi, mặc cho đám đông hò: “Giết hắn đi”.

Cùng thời gian này, tại một thị trấn nhỏ hơn là Herington, Kansas, cách đó chừng 200 dặm. Terry Lynn Nichols, 40 tuổi, đang lái xe tới đồn cảnh sát địa phương để đầu thú nhận mình là kẻ đánh bom.

Lần nữa, thông tin kẻ có liên quan đến vụ nổ bom đã lan ra như gió thổi ngọn lửa trong cơn hỏa hoạn. Các gia đình giữ trẻ em trong nhà, nhiều ngôi trường không cho các trẻ ra chơi trong giờ nghỉ giải lao. Giống như nhiều người ở Perry, một số người dân nơi đây bắt đầu la hét, yêu cầu cảnh sát tiết lộ thông tin của nghi phạm.

Khi thông tin hai nghi phạm được người dân biết đến, họ khó chấp nhận thực tế như vậy. Liệu ai mới là hung tủ thực sự.

Các chính trị gia, giới truyền thông, báo chí, truyền hình đóng một vai trò lớn trong việc làm cho mọi người nghĩ rằng kẻ gây ra vụ nổ là người ngoại quốc. Vụ nổ gây thiệt hại vô cùng lớn về cả người và của.

Tại sao hung thủ lại làm việc điên rồ như vậy?

Timothy McVeigh sinh ngày 23/4/1968 tại Pendleton, một thị trấn nhỏ phía nam biên giới Canada. Tinh thần độc lập mạnh mẽ chính là đặc trưng của vùng đất Pendleton.

Khi McVeigh mới 9 tuổi, một trận bão tuyết rất lớn đã cô lập thị trấn Pendleton. Nhiều người bị chết và bị mắc kẹt trong tuyết. Chính điều này đã dạy cho McVeigh cách để tồn tại và sống sót trong những khó khắn.

Mới 13 tuổi, McVeigh đã tiếp cận với súng và mơ ước sau này trở thành một ông chủ của cửa hàng súng lớn nhất vùng. McVeigh học cách dùng súng để gấy ấn tượng với những kẻ không thích mình.

Ngày 24/5/1988, Tim McVeigh gia nhập quân đội. Gia nhập quân đội là tất cả những gì mà McVeigh mơ ước. Và chính thời điểm này, McVeigh gặp hai người lính khác cùng ước mơ như hắn, Terry Lynn Nichols và Michael Fortier. Terry và Michael đã gắn với McVeigh trong hành trình trở thành tội phạm của hắn.

Hành trình dẫn đến việc phạm tội của McVeigh như thế nào? Mời các bạn đón đọc Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 4) vào SÁNG SỚM ngày 01/03/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN