Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 2)

Viên cảnh sát đã vô tình bắt giữ được nghi phạm đánh bom nhờ chiếc xe không biển số.

Trong thời gian ngắn, một sĩ quan cảnh sát là Trooper Charlie Hanger đã được cử tới thành phố Oklahoma. Giống như các nhân viên cảnh sát khác, viên sĩ quan này tới để có thể hỗ trợ được những gì mình có thể.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông nhận được một mệnh lệnh khác là ở lại khu vực nơi đang làm việc là quận Noble để theo dõi tình hình. Ông kiểm soát tình hình an ninh khu vực lân cận. Trên con đường đi về hướng bắc, ông chú ý tới chiếc Mercury Grand Marquis 1977. Điều vô tình khiến ông chú ý tới chiếc xe màu vàng này là nó không có biển số.

Ông nhanh chóng lao ra từ chiếc xe tuần tra của mình. Người tài xế là Timothy McVeigh ra khỏi chiếc xe cũ màu vàng đó và tới gặp ông.

Ông hỏi tại sao McVeigh không có bằng lái. McVeigh giải thích rằng hắn mới mua xe. Khi được hỏi về đăng ký, bảo kiểm hoặc một hóa đơn nào đó chứng minh cho việc mua xe, McVeigh giải thích mọi giấy tờ đang được gửi tới địa chỉ của mình. Sau đó hắn giao nộp bằng lái xe của mình.

Viên sĩ quan chú ý tới túi quần phùng to của McVeigh.

“Đây là gì thế?” viên cảnh sát hỏi

Khi McVeigh giải thích đó là một khẩu súng, viên cảnh sát ngay lập tức rút súng dí vào đầu đối tượng và tịch thu khẩu Glock 9-mm của McVeigh cùng ổ đạn và một con dao.

McVeigh nói rằng anh ta có giấy phép hợp pháp được mang một khẩu súng. Tuy nhiên, viên cảnh sát vẫn còng tay McVeigh, đưa anh ta vào xe cảnh sát và gọi điện về trụ sở và yêu cầu kiểm tra quyền sử dụng súng của đối tượng và về khẩu Glock.

Sau khi xác nhận McVeigh không có tiền án, tiền sự, nhân viên cảnh sát tại trụ sở cho biết thêm rằng giấy phép sử dụng súng của McVeigh không hợp pháp ở Oklahoma. Với sự đồng ý của McVeigh, viên cảnh sát tìm kiếm trong chiếc xe nhưng không phát hiện được gì ngoài chiếc mũ chơi bóng chày, một vài dụng cụ và một chiếc phong bì trắng chưa sử dụng. Viên cảnh sát yêu cầu để mọi thứ trong chiếc xe, khóa lại và đưa McVeigh về tạm giam tại quận Noble, Oklahoma.

Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 2) - 1

Tòa nhà Alfred P. Murrah sau vụ đánh bom.

Trên đường về, McVeigh cố gắng giấu một tấm danh thiếp trong xe cảnh sát. Tấm danh thiếp ghi danh là một người cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đội có tên Dave Paulson. Trên tấm danh thiếp, McVeigh ghi “TNT $5/đợt cần thêm” và “Gọi sau ngày 1/5, xem nếu tôi có thể lấy thêm”. Trooper Charlie Hanger nghi ngờ McVeigh là một kẻ buôn bán vũ khí và có thể có liên quan tới vụ đánh bom vừa diễn ra. Và sự nghi ngờ của viên cảnh sát là đúng.

Trong trại giam, McVeigh bị cáo buộc phạm 4 tội nhẹ là mang vũ khí trái luật, vận chuyển súng ngắn trong xe, đi xe không biển kiểm soát và không bảo hiểm.

Địa chỉ trên bằng lái xe của đối tượng là nông trại gia đình Nichols tại Decker, Michigan. Và mặc dù các cáo buộc này không nghiêm trọng, McVeigh vẫn phải đợi ngày ra tòa. Thông thường, anh ta sẽ được giải quyết một cách mau lẹ. Nhưng bởi vì thẩm phán Danny G. Allen đang bận với một vụ xử ly hôn nên phiên xử McVeigh bị hoãn lại tới thứ Sáu ngày 21/5.

Trong khi McVeigh chờ đợi lặng lẽ trong trại tạm giam, các sự kiện diễn ra liên tục và nhanh chóng trên nhiều vùng của đất nước.

Tại Virginia, ở một trụ sở khoa học nghiên cứu hành vi của FBI đang thực hiện một cuộc nghiên cứu, bàn luận căng thẳng. Hầu hết điều tra viên bị thuyết phục rằng vụ đánh bom là một động thái của nhóm khủng bố quốc tế. Nhưng điều tra viên Clinton R.Van Zandt có một ý kiến khác. Là một nhà nghiên cứu tâm lý, nguyên trưởng phòng điều tra FBI tại Waco, Texas, ông Van Zandt cảm thấy rất chú ý tới ngày xảy ra vụ nổ: 19/4/1993. Chính ngày này 2 năm về trước đã xảy ra vụ việc khiến nhiều người chết ở Waco.

Ông tin rằng thủ phạm là một người đàn ông da trắng, vào độ tuổi 20. Hơn nữa, ông giả thuyết rằng hung thủ có thể là một quân nhân và là thành viên của một nhóm dân quân quá khích. Nhận định này sau này được chứng minh là rất chính xác trong quá trình điều tra. Chuyên gia về khủng bố là Louis R.Mizell Jr. chú ý rằng ngày xảy ra vụ án trùng với ngày thánh Patriot (ngày kỷ niệm cuộc chiến khởi nghĩa giành độc lập ở Concord, một cuộc chiến được phong trào cực đoan rất tôn sùng).

Tại hiện trường vụ nổ, cảnh sát phát hiện trục sau của một chiếc xe tải Ryder đã bị thổi tung và rơi xuống một Festiva Ford. Ngoài ra, họ còn tìm được một chiếc phanh sau của chiếc xe này với biển kiểm soát còn nguyên, rõ ràng. Nhờ các manh mối này, chiếc xe được xác định là của một người cho thuê xe: Robert Kling, một đồng minh của McVeigh sử dụng trên hợp đồng thuê xe.

Các đặc vụ phi tới cơ quan Ryder Rental tại thành phố Junction. Tại đây, người sở hữu Eldon Elliot và những nhân viên của mình đã trợ giúp họa sĩ FBI tạo ra 2 bức tranh: một người thuê chiếc xe tải, cũng như người khác vào văn phòng cùng một khoảng thời gian. John Doe số 1 và John Doe số 2, chân dung các nghi phạm quanh khu vực. Chừng vào tối trước vụ nổ bom, người quản lý Lea McGown của khách sạn Dreamland cho biết bà nhận ra người mà các nhân viên đặc vụ gọi là Kling.

Nhưng bà McGown nói người đàn ông này đã đăng ký với cái tên Timothy McVeigh. Và anh ta đi một chiếc xe tải lớn hiệu Ryder trong khu vực đỗ xe của khách sạn. Đó là một chiếc xe màu vàng, cùng màu với chiếc xe mà Trooper Charlie Hanger bắt giữ cùng với McVeigh . Hơn nữa, nơi anh ta ký trong tấm card đưa cho Nichols tại Decker, Michigan. Nó phù hợp với một trong những bằng lái xe của McVeigh và trong biên bản của cảnh sát Perry.

Mọi việc trở nên bất lợi cho Timothy James McVeigh.

Liệu James McVeigh có phải là hung thủ thực sự của vụ đánh bom kinh hoàng? Mời các bạn đón đọc Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 27/2/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Vụ đánh bom cướp đi hàng trăm sinh mạng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN