Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 5)

Những tranh cãi quyết liệt về pháp lý không có hồi kết giữa các phiên tòa.

Những bất đồng và tranh cãi

Luật sư Moore phản đối việc sử dụng bản tự thú của Ernest làm bằng chứng trước tòa vì trước và đang khi nhận tội và viết ra bản này, nghi can không được gặp luật sư bào chữa.
Để bảo vệ cho việc phản đối của mình, luật sư cao tuổi này đã đề cập tới một vụ án trước đó. Trước đó, Thẩm phán Gideon v. Wainwright trong một phiên tòa đã không chấp nhận việc bị cáo không có luật sư bào chữa khi bị bắt giữ và thẩm vấn mà ông yêu cầu người bị bắt giữ phải được có luật sư bào chữa trong suốt quá trình từ khi bắt giữ, thẩm vấn tới các phiên xét xử.

Tuy nhiên, thẩm phán tối cao Yale McFate đã không chấp nhận phản đối của Moore và cho phép bản nhận tội đó được đọc trước bồi thẩm đoàn.

Dầu vậy, trong suốt phiên xử, thẩm phán McFate nhấn mạnh rằng dù ông chấp nhận sử dụng bản nhận tội này là bằng chứng trước tòa nhưng các thành viên bồi thẩm đoàn có thể bác bỏ bằng chứng này nếu họ thấy bị cáo bị cưỡng chế viết.

Bồi thẩm đoàn phải mất rất lâu để quyết định. 2 tuần sau, Ernest cũng bị kết án có tội bắt cóc và hiếp dâm và phải lĩnh mức án 30 năm tù.

Kháng cáo

Luật sư Moore tin rằng thẩm phán McFate đã phạm sai lầm khi cho phép sử dụng bản nhận tội này làm bằng chứng tại tòa. Ông cho rằng nếu không vì tờ giấy bị cáo bị ép buộc phải viết đó, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Mọi yếu tố và diễn biến của vụ án không được thực hiện đúng. Đặc biệt, khi vị luật sư bào chữa này yêu cầu nạn nhân của vụ hãm hiếp diễn tả lại những hành động chống lại thủ phạm lúc đó, hoặc có dấu vết gì thể hiện việc chống cự hay không thì cô gái này lại không nói rõ được.

Luật sư Alvin Moore đã ngay lập tức làm đơn kháng cáo lên tòa án tối cao Arizona.

“Liệu bản nhận tội của Ernest là do anh tự do viết hay bị ép buộc?” Câu hỏi này luôn khiến viên luật sư tận tâm và vô vị lợi này đau đầu. Đặc biệt, bị cáo đã được bắt giữ, thẩm tra và ghi nhận lời khai có đúng quy trình và thủ tục hay không? Anh có được hưởng các quyền do Hiến pháp Hoa Kỳ quy định hay hoàn toàn bị sự chủ quan của 1 số cảnh sát chi phối vì Ernest có sơ yếu lý lịch không mấy tốt đẹp từ khi mồ côi mẹ và bỏ nhà đi lang thang.

Năm 1965, tòa án tối cao Arizona đưa ra xem xét bản kháng cáo vụ án hiếp dâm của Ernest Miranda và cân nhắc lại quyền của những bị cáo trong quá trình điều tra và xét xử. Luật sư Moore đã khẳng định rằng một nghi can phải có quyền có luật sư khi bị cảnh sát thẩm vấn như trong vụ án Escobedo xảy ra trước đó. Trong vụ án Escobedo, tòa đã phán quyết rằng việc cảnh sát không còn tiếp tục điều tra về một vụ án chưa giải quyết được, lại tập trung vào một nghi can cụ thể, từ chối không cho phép nghi can mời luật sư và không giải thích rõ cho bị can biết quyền được giữ im lặng thì cảnh sát đã vi phạm đạo luật số 6.

Tuy nhiên, sau 18 tháng xét xử, tòa án tối cao Arizona vẫn đồng ý với bản án sơ thẩm, tuyên Ernest Miranda có tội bắt cóc và hiếp dâm.

Phiên phúc thẩm này đã chỉ trích những quyết định của vụ án Escobedo như sau dù vẫn tuyên phạt như án sơ thẩm:

- Một cuộc điều tra chỉ tập trung vào một nghi phạm cụ thể

- Nghi phạm đang bị giam giữ

- Nghi phạm đã yêu cầu nhưng bị từ chối gặp luật sư

- Nghi phạm không được thông báo một cách hiệu quả về quyền được giữ im lặng của mình.

Chính cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, thống đốc tiểu bang Arizona là Ernest W. McFarland đã tập trung vào quyết định của mình dựa trên thực tế rằng Miranda đã không yêu cầu luật sư trong suốt thời gian bị bắt giam và vì thế không được hưởng sự bảo vệ như ở vụ Escobedo. Ông tin rằng Ernest Miranda đã viết bản nhận tội hoàn toàn tự nguyện và các phiên tòa trước đã không phạm sai lầm gì khi sử dụng bản nhận tội đó làm bằng chứng.

Cảnh sát cũng đã hành động đúng khi lập luận rằng sau những lần phạm tội, bị bắt và bị án tù, Ernest Miranda đã hiểu được những quyền cần thiết và cơ bản của mình. Vì thế, lần này tuy cảnh sát bỏ qua không thông báo cho anh này biết quyền và không làm theo quy trình nhưng những yếu tố đó không làm thay đổi bản chất của vụ án.

Vậy là cấp sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án này trái ngược với quyết định của phiên tòa Escobedo trước đó. Không chỉ có những quyết định khác nhau giữa các phiên tòa cấp liên bang nhưng còn có sự bất đồng giữa các phiên tòa cấp tiểu bang. Rõ ràng là tòa án tối cao phải xem lại vụ Escobedo để làm rõ tình hình.

Mọi việc sẽ tiếp tục thế nào? Mời các bạn đón đọc Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ (Kỳ 6) vào SÁNG SỚM ngày 28/3/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Vụ án oan làm đổi luật nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN