Từ vụ tài xế GrabBike bị cướp đâm nguy kịch: Chuyên gia tội phạm học hiến kế thoát thân

Sự kiện: Tin nóng

Chuyên gia tội phạm học chia sẻ những dấu hiệu nhận biết tội phạm và cách thoát thân cho các tài xế công nghệ thường xuyên phải làm việc vào ban đêm.

Anh Q. bị 2 đối tượng đâm gục trên đường chở khách, rồi cướp đi chiếc xe máy. Ảnh cắt từ clip.

Anh Q. bị 2 đối tượng đâm gục trên đường chở khách, rồi cướp đi chiếc xe máy. Ảnh cắt từ clip.

Mới đây, khoảng 2h sáng 19/7, anh N.V.Q. (quê Yên Bái) làm tài xế công nghệ (GrabBike) chở khách đi huyện Gia Lâm (Hà Nội). Khi nam tài xế điều khiển xe di chuyển đến đê Đuống (xã Yên Viên, huyện Gia Lâm) thì bị 2 đối tượng chặn đường cướp của. Dù đã đưa hết tài sản và xin tha nhưng anh Q. vẫn bị 2 tên cướp dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh gục tại chỗ, nguy kịch.

Hay trước đó, khoảng cuối tháng 9/2019, thi thể tài xế Grab tên N.C.S. (SN 2001, quê huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) được người dân phát hiện tại một khu vực bãi đất hoang thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Trên người nạn nhân có nhiều vết thương, xe máy và điện thoại đã biến mất.

Đó chỉ là số ít các vụ án đau lòng mà các nạn nhân là tài xế Grab, bởi đây là những “con mồi” ưa thích các đối tượng phạm tội nhắm tới. Thường có một thân một mình, lại hay làm việc vào ban đêm… đó là những yếu tố để những kẻ phạm tội ra tay với tài xế công nghệ.

Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học (Học viện cảnh sát nhân dân).

Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học (Học viện cảnh sát nhân dân).

Theo Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học (Học viện cảnh sát nhân dân), những lúc cần tiền, các đối tượng thường tìm đến những lái xe ôm truyền thống hoặc lái xe ôm công nghệ để cướp.

Những đối tượng này sẽ yêu cầu các “con mồi” đưa đến những nơi hoang vắng, tối tăm, vào thời điểm ít người đi lại… để dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.

“Điều đầu tiên để tránh rủi ro, các tài xế cần từ chối nhận những cuốc xe đến những địa điểm hoang vắng hoặc những cung đường mà mình không nắm rõ đường đi lối lại. Kể cả được trả tiền cao cũng không nên đi”, Đại tá Thìn nói.

Tiếp đó, theo Đại tá Thìn, tài xế cần quan sát đối tượng đi xe. Nhìn kỹ bên ngoài từ cách ăn mặc, đầu tóc, dáng vẻ ra sao… Nếu một người hầm hố, bặm trợn hoặc những người dáng vẻ gày gò, hốc hác… đều là những đối tượng nguy cơ cao có thể là tội phạm, cần từ chối.

Có thể giả vờ làm thân, vờ ôm hoặc động chạm vào những nơi các đối tượng phạm tội có thể giấu dao hoặc gậy như thắt lưng, ống tay áo… Nếu thấy dấu hiệu hiệu khả nghi nên tìm cách từ chối.

Khi đã chở khách đi, cần thường xuyên quan sát gương chiếu hậu. Nếu thấy đối tượng có biểu hiện khả nghi hoặc khách yêu cầu chở đi lòng vòng, đến những đoạn đường hoang vắng thì cần tìm cách đánh động như vờ gọi điện báo về tổng đài hoặc gọi điện báo cho người thân là đang chở khách đến địa điểm này, khách là người như thế này…

“Trường hợp nguy cấp có thể phi xe thẳng vào đồn công an, trụ sở ủy ban hoặc những nơi đông người, có ánh sáng… để yêu cầu sự trợ giúp”, Đại tá Thìn chia sẻ.

Trong trường hợp bị cướp uy hiếp, Đại tá Thìn cho rằng, tính mạng con người là quan trọng nhất. Khi đó, tài xế cần thỏa hiệp với kẻ cướp để đảm bảo an toàn tính mạng. Nhận diện kẻ cướp để sau đó có thể trình báo công an. Nếu có thể, lái xe nên rút chìa khoá ném đi thật xa rồi bỏ chạy, vừa chạy vừa hô hoán để cầu cứu sự trợ giúp từ những người dân gần nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Bị cướp đâm ”thập tử nhất sinh”,  tài xế GrabBike nói gì với vợ trong lúc nguy kịch?

Sau khi bị 2 kẻ cướp chặn đường, đâm gục trên đê, anh Q. chỉ kịp gọi về báo cho vợ biết mình vừa bị cướp. Sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN