Trộm của “thánh” và những chuyện bi hài
Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra liên tiếp các vụ trộm cắp tài sản tại nhiều đình, chùa. Cuối năm cũng là thời điểm mà “con nhang đệ tử” đi lễ đông, việc bảo vệ tài sản của các ban quản lý đình, đền cũng như của trụ trì chùa cần được nâng cao.
Trộm gần nửa tỷ của sư trụ trì
Tháng 10-2019, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án trộm cắp tài sản xảy ra tại chùa Đậu (thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xảy ra vào cuối năm 2018. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thường Tín, Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Thành Chung (SN 1986 trú tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) 8 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”.
Sau bản án sơ thẩm, bị hại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi phạm tội và số tiền bị cáo đã trộm cắp lên đến 2 tỷ đồng chứ không phải chỉ hơn 418 triệu đồng như cấp tòa sơ thẩm xác định.
Theo tài liệu điều tra ban đầu của cơ quan Công an, Nguyễn Thành Chung vốn thường xuyên đến làm “chấp tác” (giúp việc) tại chùa Đậu. Trong thời gian qua lại nơi đây, đối tượng đã nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của Thượng tọa Thích Thanh Nhung (trụ trì chùa Đậu).
Đơn cử đầu tháng 9-2018, Chung lợi dụng Thượng tọa Thích Thanh Nhung đang tiếp khách, cửa phòng ngủ không khóa đã lẻn vào lấy trộm 110 triệu đồng trên bàn uống nước.
Đối tượng Nguyễn Thành Chung.
Một ngày cuối tháng 9, nhân lúc Thượng tọa Thích Thanh Nhung đi cho gà ăn, Chung vào phòng ngủ của cao tăng này lấy trộm 180 triệu đồng trong túi xách màu đen. Giữa tháng 10, Chung tiếp tục lợi dụng lúc trụ trì chùa Đậu làm lễ đã vào phòng ngủ của Thượng tọa lấy trộm 120 triệu đồng trong tủ.
Nhưng “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, chiều 21-12-2018, Chung thấy Thượng tọa Thích Thanh Nhung đi vắng nên lấy chiếc chìa khóa phòng ngủ của sư trụ trì mở cửa và trộm số tiền 8,5 triệu đồng. Đến 17 giờ cùng ngày, biết hành vi của mình đã bị camera ghi lại, đối tượng liền đến Công an xã Nguyễn Trãi đầu thú.
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX xác định hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, do đó cần áp dụng hình phạt tù, cách ly khỏi xã hội một thời gian để giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, xét bị cáo Chung đã tự giác ra đầu thú, khai báo thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải và đã tích cực khắc phục hậu quả, trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, nên HĐXX cấp sơ thẩm đã xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Chung, tuyên 8 năm tù giam.
Sau khi Tòa cấp sơ thẩm tuyên án, Thượng tọa Thích Thanh Nhung đã làm đơn kháng cáo đề nghị TAND TP Hà Nội xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm vì cho rằng số tiền thực tế mà bị cáo Chung đã lấy trộm là hơn 2 tỷ đồng chứ không phải là 418,5 triệu đồng như bản án sơ thẩm đã nhận định.
Tại phiên tòa phúc thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định không có căn cứ xác định bị cáo Chung đã trộm cắp hơn 2 tỷ đồng như lời khai bị hại mà chỉ có đủ căn cứ xác định bị cáo trộm cắp 4 lần với tổng số tiền 418,5 triệu đồng như Tòa cấp sơ thẩm kết luận. Trên cơ sở ấy, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội đi đến quyết định bác kháng cáo của bị hại, đồng thời giữ nguyên các quyết định tại bản án sơ thẩm của TAND huyện Thường Tín. Nguyễn Thành Chung bị giữ nguyên mức án 8 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”.
Lênh đênh tượng Cô Bơ
Năm 2013, chùa Chúc Lý (xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) bị mất một pho tượng Mẫu Cô Bơ. Công an huyện Chương Mỹ đã vào cuộc điều tra, cử tổ công tác đến tận nơi nghi là tang vật đang được cất giữ vào tháng 9-2019. Tuy nhiên không dễ để làm rõ được hành vi cũng như đối tượng trộm cắp.
Bức tượng Cô Bơ được đặt tại chùa Phúc Liên trước khi bị đánh cắp (bên trái) và tượng Cô Bơ ở điện nhà ông H. được phát hiện vào tháng 9-2019 (bên phải).
Được biết khoảng tháng 6-2013, các nhà sư chùa Phúc Liên (ở thôn Chúc Lý) trình báo cơ quan chức năng về việc bức tượng bị kẻ gian lấy trộm. Theo sư thầy Thích Đàm An, cùng ngày có 4 nam thanh niên vào chùa Phúc Liên (lúc này có sư bác Thích Tịnh Hoa trông nom chùa). Tại đây, 2 người vào nói chuyện với sư Hoa, 2 người còn lại vào gian nhà đặt bức tượng Cô Bơ.
Sau cuộc nói chuyện, 2 nam thanh niên khiến sư Hoa bị lơ mơ và khoảng 15 phút sau, bức tượng đã bị đánh cắp. Sư Hoa nói chỉ nhìn thấy hình ảnh lờ mờ như mơ ngủ về những người thanh niên bê pho tượng đi và đi xe máy biển Thái Bình nhưng không thể làm gì được. Sau đó, khi nhóm này chở tượng ra ngoài cổng thì va vào người dân ở thôn, người này cũng chỉ nhớ chiếc xe biển 17.
Nguyễn Văn Đa - kẻ giả gái chuyên trộm cắp tại các đình chùa
Còn theo sư bác Thích Tịnh An, tượng Cô Bơ đặt tại chùa cao khoảng 80-90cm, có tuổi đời khoảng 70 năm. Bức tượng được bà Đặng Thị Khảm cúng tiến đưa vào chùa ngày tháng 6-2008. Trước đó, bà Khảm từng cúng tượng tại chùa Cô Bơ (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) nhưng sau đó chùa có tượng mới nên chùa này trao trả lại bà Khảm.
Năm 2016, chùa bất ngờ nhận được thông tin từ một phật tử báo họ phát hiện một bức tượng giống hệt tượng Cô Bơ ở chùa Phúc Liên đang được thờ ở phủ điện của ông N.X.H. (thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Sư bác Thích Tịnh An và nhiều phật tử lập tức lên đường về Thái Bình. Xuống đến nơi thì ông N.X.H vắng nhà, chỉ có mẹ của ông H. tiếp. Khi tiếp cận tượng Cô Bơ, mọi người đều nhận định so với pho tượng gốc thì tượng đã từ màu bạc chuyển sang màu vàng
Khi làm việc với Công an, ông H. khẳng định tượng ở trong nhà ông là màu vàng chứ không phải màu bạc như pho tượng của chùa Chúc Lý. Và 3 năm qua ông cũng chưa từng sơn sửa lại tượng.
Để làm rõ nghi vấn pho tượng của chùa Chúc Lý bỗng xuất hiện ở nhà ông H., cuối tháng 9-2019, Công an huyện Chương Mỹ, sư bác Thích Đàm An cùng luật sư đã có mặt tại nơi này. Tại thời điểm lực lượng Công an kiểm tra, ở chính giữa ngôi nhà ông H. có pho tượng khá giống tượng Cô Bơ từng được thờ tự ở chùa Chúc Lý.
Theo ông H. nguồn gốc bức tượng đang thờ tại nhà do khách thập phương công đức. Ông H. không biết họ đã tạc pho tượng này ở đâu. Dưới sự chứng kiến của lực lượng Công an thị trấn An Bài, cán bộ Công an huyện Chương Mỹ đã tiến hành lập biên bản, niêm phong pho tượng để sau này mang đi giám định, phục vụ quá trình điều tra, làm sáng tỏ những ngờ vực của nhà chùa.
Tuy nhiên, việc đưa tượng cô Bơ đi giám định để xác định chủ nhân gặp nhiều khó khăn, bởi đây là tài sản cá nhân. Vì vậy, nếu đưa tượng đi giám định, ông H. yêu cầu phải làm lễ, chi phí khoảng 50 triệu đồng. Theo đại diện Công an huyện Chương Mỹ, trước những khó khăn vướng mắc khi giải quyết vụ việc đơn vị đã báo cáo lên cấp trên và đang làm hồ sơ để chuyển vụ việc sang bên an ninh tôn giáo thụ lý, giải quyết.
Để xe ô tô trước cửa nhà, sáng tỉnh giấc chủ nhân ô tô Vinfast mang biển độc thất thần vì bị bẻ trộm mất 2 gương.
Nguồn: [Link nguồn]