Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 2)

Kẻ tâm thần ra tay ám sát Tổng thống với lý do nghe theo lời Thiên Chúa.

Cuối năm 1843, sau phiên tòa xét xử Daniel M’ Nagthen, Thượng viện đã ban hành một quyết định mới về những vấn đề liên quan đến các bị cáo có tiền án về bệnh tâm thần, người ta biết tới nó với tên gọi "Luật M'Naghten".

Cuối thế kỷ 19,  thời kỳ bùng nổ của khoa học cũng tạo nên những thay đổi lớn trong việc xác định tiền án về bệnh tâm thần tại các phiên tòa. Các luật sư và thẩm phán đều có gắng tìm cho mình những lý lẽ tốt nhất dựa trên nghiên cứu khoa học để bảo vệ thân chủ của mình.

Điển hình cho những phiên tòa liên quan đến bệnh nhân tâm thần là phiên tòa xét xử Chaels Guiteau về tội ám sát Tổng thống James Garfield năm 1881.

Guiteau là một người bị rối loạn tâm thần, có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng. Có lần hắn nghĩ mình được bổ nhiệm làm Đại sứ Pháp khi viết một bài phát biểu cho Tổng thống Garfield trong cuộc bầu cử năm 1880.

Trên thực tế, bài phát biểu đó không được sử dụng, điều này khiến Guiteau vô cùng thất vọng và nghĩ rằng mình bị Tổng thống “phản bội”. Guiteau lên kế hoạch trả thù Tổng thống Garfield.

Sau gần một tháng theo dõi, chờ đợi, Guiteau đã ra tay ám sát Thổng thống tại khu vực phía sau nhà  ga Washington D.C. Phát súng không lấy mạng Tổng thống ngay lúc đó, nhưng vết thương khiến ông phải mất tới 3 tháng điều trị. Tổng thông Garfied đã không qua khỏi và qua đời vào đêm ngày 19/9/1881.

Phiên tòa xét xử Guiteau thu hút sự chú ý của rộng rãi. Và hành vị của Guiteau tại tòa mới thực sự đáng chú ý.

Guiteau tự bào chữa cho mình tại tòa rằng, hắn bắn Tổng thống Garfiled vì nghe lời Thiên Chúa, ngài nói với hắn Garfiled đã tiêu điệt đảng Cộng hòa và ông phải chết thì mới có thể cứu được đảng Dân chủ.

Guiteau bị kết án tử hình ngày 13/1/1882. Khi nghe phán quyết của Tòa, hắn đã nhảy dựng lên và hét lớn.

Guiteau bước lên giá treo cổ ngay 30/6/1882 sau khi ngâm một bài thơ bằng giọng thơ của một đứa trẻ.

Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 2) - 1

Chaels Guiteau, kẻ ám sát Tổng thống James Garfield

Mặc dù trước đó, rất nhiều ý kiến cho rằng Guiteau đáng bị trừng phạt bất chấp vấn đề về tâm lý của hắn, tuy nhiên cách một người tâm thần như hắn đón nhận cái chết lại nhấn mạnh sự cần thiết để có những điều luật riêng dành cho bị cáo có dấu hiệu tâm thần.

Việc bào chữa cho những người có dấu hiệu tâm thần đã gây nên mâu thuẫn, bất đồng giữa các bác sĩ, luật sư và trong công chúng.

Có một nhận thức mạnh mẽ rằng các bị cáo đang lạm dụng những kết quả liên qua đến bệnh tâm thần để thoát khỏi tội giết người.

Ngày 30/3/1981, John Hinckley bắn Tổng thống Ronald Reagan và một số phụ tá của ông khi đang phát mooth chương trình truyền hình trực tiếp.

Ngày 4/5/1982, phiên tòa xét xử John Hinkley kéo dài tới tận 7 tuần đã được mở. Tại phiên tòa, rất nhiều bác sĩ tâm thần đã đứng ra làm chứng bảo vệ cho Hinckley. Hinkley được tuyên vô tội với lý do bị tâm thần.  Sau đó, Hinkley được gửi đến một bệnh viện tâm thần ở Washington để điều trị đặc biệt. 

Trường hợp trắng án của Hinkley gây nên một cú sốc lớn tới các tòa án liên bang. Làm thế nào để một kẻ bắn Tổng thống trước sự chứng kiến của hàng triệu người lại có thể thoát án ?

Tới năm 1993, một vụ án liên quan đến bệnh nhân tâm thần lại xuất hiện gây nhiều tranh cãi. Hung thủ là một người da màu.

Ngày 7/12/1993, Colin Ferguson, 28 tuổi vỗi vã bước lên trên chuyến tàu ở long Island hướng đến ga trung tâm Grand ở New York.

Khi tàu tới ga Mermillion Avenue để đón khách, Ferguson bất ngờ rút ra một khẩu súng tự động và bắn liên tiếp vào những hành khách trên tàu. 6 người chết và 19 người bị thương nặng.

Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 2) - 2

Colin Ferguson, 28 tuổi

Tại phiên tòa xét xử Ferguson, luật sư nổi tiếng William Kunstler và trợ lý của ông, Ron Kuby đã đồng ý đứng ra bào chữa cho Ferguson.

Theo như luật sư Kunstler, Furguson sau nhiều năm sống trong xã hội phân biệt chủng tộc và áp bức, hắn đã hình thành cho mình sự căm thù đối với những người da trắng, và có dấu hiệu của bệnh tâm thần.  Khi gây án, hắn không kiểm soát được hành vi của mình.

Tuy nhiên, Furguson lại tự phủ nhận những điều này, hắn đề nghị tòa án tước quyền bào chữa của luật sư  William Kunstler và nói sẽ tự mình giải quyết vụ này.

Và phiên tòa xét xử Ferguson đã trở thành một trong những phiên tòa lạ lùng nhất New York. Ferguson không nhận mình có dấu hiệu tâm thần, không cầu xin được tha tội. 

Ferguson bị kết án chung thân không ân xá vào tháng 2/1993.

Ngay tại phiên tòa, trước những hành động kỳ quặc của Ferguson, trợ lý Ron Kuby phải thốt lên rằng, “ Colin Ferguson thực sự bị điên”.

Liệu những điều luật thống nhất liên quan đến bệnh nhân tâm thần có được hình thành? Mời các bạn đón đọc Thoát án lạ lùng vì tâm thần (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 4/12/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân ( Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Thoát án lạ lùng vì tâm thần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN