Tham ô tiền tỉ nhưng chỉ "cất vào tủ, không dám xài"

Sự kiện: Tin pháp luật

Bị cáo khai do lo sợ có ngày bị phát hiện nên số tiền tham ô hơn 1,5 tỉ chỉ đem cất vào tủ mà không dám xài.

Chiều 20-9, sau một ngày xét xử sơ thẩm, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt Phạm Thị Lan Phương tám năm tù về tội tham ô tài sản.

Ngoài ra, tòa cũng ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo và gia đình đã nộp vào ngân sách vượt số tiền mà bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bị cáo Phương tại tòa ngày 20-9. Ảnh: Nhẫn Nam

Bị cáo Phương tại tòa ngày 20-9. Ảnh: Nhẫn Nam

Tại tòa, khi được tòa hỏi đã dùng số tiền tham ô vào việc gì, bị cáo khai khi chiếm đoạt tiền, do lo sợ có ngày bị phát hiện nên đã cất hết vào tủ mà không đem ra tiêu xài gì.

Theo cáo trạng, Bưu điện Trung tâm Ninh Kiều (gọi tắt bưu điện trung tâm) thuộc Bưu điện TP Cần Thơ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Phương là nhân viên của bưu điện trung tâm từ năm 2012. Năm 2016, Bưu điện TP Cần Thơ và Công an quận Ninh Kiều ký thỏa thuận hợp tác về việc thu nộp tiền xử phạt chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ; chuyển phát căn cước công dân và sổ hộ khẩu đến công dân theo yêu cầu.

Sau đó, Bưu điện TP Cần Thơ ban hành công văn, giao bưu điện trung tâm thực hiện thỏa thuận hợp tác nêu trên.

Phương được giao nhiệm vụ đến công tác tại Đội Cảnh sát giao thông trật tự (CSGT-TT)- Công an quận Ninh Kiều để thực hiện nhiệm vụ thu, nộp hộ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cho người vi phạm và thu phí hộ theo thỏa thuận hợp tác nêu trên.

Nhiệm vụ của Phương là thu tiền do người vi phạm hành chính nộp theo quyết định xử phạt và phí thu hộ 50.000 đồng/hồ sơ; cấp giấy chứng nhận nộp tiền theo mẫu cho người vi phạm để họ nhận lại các giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ ở công an…

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao, Phương thấy bưu điện không quản lý chặt chẽ giấy chứng nhận nộp tiền; Hồ sơ vi phạm do Phương thu hộ, Đội CSGT-TT để riêng biệt, dễ tiếp cận nên Phương nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền thu của người vi phạm và phí thu hộ.

Để bưu điện không phát hiện, Phương chiếm đoạt đúng số tiền ghi trong từng quyết định xử phạt mà người vi phạm nộp. Phương để riêng các quyết định chiếm đoạt tiền khi thu tiền và viết giấy chứng nhận nộp tiền đưa cho người nộp để nhận lại phương tiện, giấy tờ. Phương không nhập dữ liệu vào phần mềm của bưu điện và không nộp phí thu hộ về đối với các trường hợp chiếm đoạt tiền.

Đồng thời, để tránh bị phát hiện khi công an quận thực hiện đối chiếu số liệu giữa ba đơn vị, ngày hôm sau, khi để biên lai thu tiền vào các hồ sơ do bưu điện thu hộ, Phương lấy các hồ sơ vi phạm liên quan đến số tiền chiếm đoạt ngày hôm trước mang đi cất giấu.

Ngày 27-5-2019, ông THG là Đội trưởng Đội CSGT-TT, Công an quận Ninh Kiều phát hiện các quyết định để bên dưới bàn làm việc của Phương nên ông này đã chỉ đạo lập biên bản thu giữ, niêm phong và báo cáo lãnh đạo công an quận xử lý.

Với cách thức trên, từ ngày 1-1-2018 đến ngày 27-5-2019, Phương đã chiếm đoạt hơn 1,5 tỉ đồng của 555 người vi phạm.

Sau đó, bị cáo và gia đình đã nộp số tiền hơn 3,8 tỉ đồng và nộp cho Bưu điện TP 58,2 triệu đồng đã chiếm đoạt, thất thoát.

Tham ô nhiều tỉ đồng, người phụ nữ xin được… tử hình!

Trịnh Hữu Tú Trân đưa phần lớn tiền tham ô cho người chồng "hờ" quốc tịch Mỹ. Khi bị xét xử, bị cáo liên tục xin được tuyên án tử hình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhẫn Nam ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN