Tạo website giả mạo VTV Online để lừa đảo
Fanpage "Thư Viện Pháp Luật / Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến" đã sử dụng giao diện VTV Online đăng tải thông tin sai sự thật, có dấu hiệu của hành vi lừa đảo.
Website giả mạo VTV Online đăng tải thông tin sai sự thật
Gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một trang Fanpage có tên "Thư Viện Pháp Luật / Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến" đăng tải một hình ảnh với giao diện Báo điện tử VTV (VTV Online) có tiêu đề “"Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao A05. Công bố số hotline Đường dây nóng: 0948.304.750. Tiếp nhận đơn tố cáo của các nạn nhân bị lừa đảo qua không gian mạng" cùng nội dung đi kèm như sau:
"Theo VTV Online. Ngày 5-1 BCA yêu cầu cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ và các ngân hàng . Ngăn chặn dòng tiền của các đối tượng lừa đảo và xác minh hoàn lại số tiền bị chiếm đoạt trái phép . để hoàn lại cho người dân . Yêu cầu ai là nạn nhân bị các đối tượng trên . Xin liên hệ trực tiếp tới số Hotline đường dây nóng : 0948.304.750 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời"
Trước thông tin trên, thời báo VTV đã đưa ra khẳng định bài đăng trên hoàn toàn là tin giả, không phải bài viết được đăng tải trên VTV Online.
Sau khi tiến hành điều tra, lực lượng chức năng đã xác định được đối tượng đang có hành vi lừa đảo đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức giả danh cán bộ của Cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Cụ thể, đối tượng không cập nhật đến danh tính và chức vụ của “bị hại” khi gọi đến mà chỉ hỏi về tình trạng nạn nhân đang gặp phải. Sau khi trình bày về hình thức bị lừa đảo, người đàn ông này lập tức khẳng định “bị hại” đã bị tổ chức lừa đảo qua không gian mạng chiếm đoạt số tiền kể trên, và chờ sau 10 phút sẽ có người của công ty luật gọi điện tư vấn làm thủ tục để lấy lại số tiền của mình.
Tiếp đó, một số điện thoại khác được gọi đến, người này giới thiệu là Duy Anh, hiện đang công tác tại công ty Luật Trí Minh, có trụ sở tại tòa nhà Vimedimex 246 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Đối tượng tiết lộ “bí mật" có thể lấy lại tiền bị lừa đảo, chỉ cần “bị hại” cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, lịch sử chuyển tiền cho ban tổ chức cuộc thi thì đối tượng sẽ tiến hành kiểm tra xem người này có đúng là nạn nhân bị lừa đảo hay không.
Cùng với đó, đối tượng cho biết sẽ truy cập vào hệ thống "liên ngân hàng" xác minh được chính xác số tiền “bị hại” chuyển đi và số dư đang bị đóng băng trên hệ thống khớp với nhau thì sẽ tiến hành mở băng cho “bị hại” nhận tiền về ngay lập tức.
Sau khi nhận được tiền về tài khoản, “bị hại” sẽ chỉ phải thanh toán là 5% số tiền nhận về tài khoản (khoảng hơn 6 triệu đồng) và cam kết nếu không nhận được tiền thì sẽ không mất phí.
Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các dịch vụ trôi nổi trên mạng xã hội; Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hình thức dịch vụ nào khi chưa xác minh được danh tính và uy tín của đối tượng/ tổ chức đó; Không vội vàng thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.
Nguồn: [Link nguồn]
Nguyễn Đình Trung (Việt kiều Mỹ) và Nguyễn Thị Hoa (ngụ tại Thừa Thiên-Huế) đã cấu kết đưa thông tin gian dối về khả năng làm hồ sơ đưa người Việt Nam đi lao động và định cư tại nước ngoài, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.