Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 4 5 6 78

Tác giả Seabrook cho rằng có lẽ với việc phân khu quản lý của cảnh sát London được điều chỉnh vào tháng 4/1965 đã khiến “Jack the Stripper” không còn động cơ gây án nữa.

Một câu hỏi vẫn còn day dứt đến tận ngày nay đó là tại sao kẻ sát nhân “Jack the Stripper” lại đột nhiên “im thin thít và lặn mất tăm”? Dù phải thừa nhận sự hiện diện của cảnh sát tại khu vực Tây London khi đó là rất lớn, nhưng người ta cũng biết rằng nguy cơ bị bắt là một yếu tố rất hiếm gặp để một kẻ giết người hàng loạt một khi đã say máu lại có thể ngừng tay.

Tác giả Seabrook cho rằng có lẽ với việc phân khu quản lý của cảnh sát London được điều chỉnh vào tháng 4/1965 đã khiến “Jack the Stripper” không còn động cơ gây án nữa. Tất nhiên, cách giải thích này là không thuyết phục. Đến nay việc thống kê con số nạn nhân chính xác của kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm nhất nước Anh một thời cũng rất khác biệt. Người ta vẫn bất đồng về con số 6, 7 hoặc 8 phụ nữ đã bị giết.

Bởi cái chết Elizabeth Figg và Gwynneth Rees có một số điểm khác biệt với các nạn nhân còn lại. Chẳng hạn như Figg bị xiết cổ bằng tay chứ không bằng dây thừng và không bị lột trần, trong khi thi thể của Rees lại được tìm thấy ở một bãi rác, dù tất cả đều dọc bờ sông Thames. Dù vậy, cũng có nhiều điểm tương đồng khác dường như khó có thể chỉ coi là sự trùng hợp đơn thuần. Thậm chí ngay cả khi coi khoảng cách thời gian giữa vụ Figg bị giết đầu tiên với các nạn nhân còn lại là 4 năm rưỡi để cho rằng đây là một vụ án khác, thì không thể xem xét như vậy với vụ Rees, khi toàn bộ cái chết của cô hoàn toàn trùng khớp với những dấu hiệu đặc trưng của “Jack the Stripper”.

Bên cạnh đó, cũng không có động cơ thuyết phục nào khác rằng có đã gây ra những vụ án mạng này, mà ở thời điểm đó là cực kỳ hiếm hoi. Không chỉ có vậy, giả thiết rằng Rees bị giết để bảo vệ một mạng lưới phá thai chui cũng không có bằng chứng vững chắc. Rốt cuộc, hoàn cảnh thực sự và những sự kiện dẫn đến cái chết của 8 người phụ nữ này chưa bao giờ được xác nhận một cách rõ ràng và dứt khoát. Vậy liệu có khả năng “Jack the Stripper” vẫn còn sống và giữ kín những tội ác kinh hoàng của hắn như một bí mật trong gần 50 năm qua? Nếu hắn còn sống thì liệu cảnh sát có bắt được kẻ sát nhân hàng loạt này hay không? Có lẽ đây là một nhiệm vụ gần như bất khả thi, trừ phi đột nhiên hắn bị lương tâm cắn rứt và tự thú nhận về những tội ác của mình.

Dù khả năng này rất ít xảy ra, song không phải là chưa từng có một kẻ sát nhân hàng loạt làm như thế. Dennis Rader, kẻ giết người "BTK" khét tiếng từng gieo rắc kinh hoàng khắp Wichita, Kansas trong thập niên 1970, là một ví dụ. Sau gần 30 năm “rửa tay gác kiếm”, hắn đã không thể cưỡng lại ý định khoe khoang thành tích về một tội ác của mình và gửi thư tới báo chí. Hành động bệnh hoạn này, cảnh sát cuối cùng cũng bắt và truy tố được hắn.

Nếu giả thiết của tác giả Seabrook mà đúng, thì một kịch bản như vậy là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng nó cũng có nghĩa là kẻ sát nhân “Jack the Stripper” vẫn còn sống. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi thi thể trần truồng đầu tiên được phát hiện bên bờ sông Thames, liệu còn có ai có thể vạch trần danh tính của “Jack the Stripper” hay không? Hay là, cũng giống như kẻ sát nhân bí ẩn “Jack the Stripper”, hắn sẽ làm đau đầu các sử gia về tội phạm học thêm vài chục năm nữa?

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 4 5 6 78

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân ([Tên nguồn])
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN