Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ 7)

Thanh tra John Du Rose tuyên bố hung thủ đã tự sát vì áp lực quá lớn.

‘‘Quy tội cho người chết’’

Danh sách 3 nghi can quý giá vào lúc dư luận gần như đã hết nhẫn nại và báo chí liên tục gây áp lực là một điều hết sức may mắn và "thành công" đối với Du Rose và các thám tử. Ít nhất trong con mắt của người dân, hệ thống hệ thống tư pháp không đến nỗi đã thất bại hoàn toàn trong việc đảm bảo an toàn cho họ trước kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất nước Anh khi ấy.

Tâm lý này có thể giải thích việc cho tới tận 5 năm sau, Thanh tra Du Rose, dù đã nghỉ hưu lại tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC là ông biết danh tính thực sự của “Jack the Stripper”.

Theo Du Rose, các thám tử đã chuẩn bị bắt giữ một nghi can vào tháng 3/1965 trong số danh sách mà họ bắt được. Tuy nhiên, trước áp lực của giới truyền thông, tên này đã "nhanh chân" hơn 1 bước khi tự sát trước khi bị bắt, đúng như cảnh sát đã lường trước. Trong cuốn hồi ký phát hành năm 1971, Du Rose nhắc lại tuyên bố này, khẳng định nghi can đó đã để lại thư tuyệt mệnh, cho biết hắn ‘‘cảm thấy không thể chịu nổi áp lực nhiều hơn nữa’’. Tác giả Brian McConnell cũng cho biết thêm về nghi can này trong cuốn sách công bố năm 1974 của mình.

Dù cũng nói về một hung thủ nhưng hắn không phải là "The Jack Tripper"(Sát nhân bí ẩn) mà McConnell đã đặt cho hắn biệt danh "John lớn". Theo giả thuyết của tác giả này, "John lớn" là một kẻ có gia đình đề huề, danh vọng ở tuổi 40. Tên này đã phải trải qua một tuổi thơ khổ cực ở Scotland và khi tòng quân trong Thế chiến thứ hai, ‘‘John lớn’’ bắt đầu mua dâm và thường xuyên sử dụng bạo lực do nghiện rượu để ‘‘nuốt trôi’’ nỗi nhục nhã này. Sau đó, ‘‘John’’ gia nhập lực lượng cảnh sát, nhưng không được thăng lên cấp thanh tra, tái nghiện rượu và rốt cuộc bỏ ngành. Cuối cùng, ông ta trở thành nhân viên bảo vệ tòa nhà, nơi được cho dùng để cất giấu thi thể các nạn nhân. Động cơ gây án của ‘‘John’’ không tập trung vào các cô gái gọi mà chính là để hạ thấp những đồng nghiệp cũ.

Khoảng 35 năm sau vụ giết người cuối cùng của "the Jack Tripper" hoặc "John lớn", David Seabrook đã được phép tiếp cận những hồ sơ lưu của cảnh sát về các vụ án mạng này. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông này lại có một kết luận hoàn toàn khác.

Seabrook khẳng định, Du Rose ‘‘quy tội cho một người đã chết để giành vinh quang bằng biện pháp rẻ tiền và tránh để bị coi là đã thất bại’’. Do cả Du Rose và McConnell đều đã mất, nên họ không thể phản bác lại những cáo buộc gây tranh cãi đó. Song, nếu xem những bằng chứng Seabrook đưa ra về nghi can mà Du Rose nhắc đến, thì đó là một người đàn ông Scotland ở Putney, có tên Mungo Ireland.

Và ông này không thể là người đã giết O’Hara, do khi đó đang ở Scotland. Ngoài ra, có rất ít bằng chứng xác nhận tội ác của Ireland, bởi ông chỉ làm bảo vệ ở tòa nhà Heron Trading Estate có ba tuần. Thay vào đó, Seabrook đưa ra một nghi can khác. Đó là một người ít tuổi hơn Ireland và cũng là cựu cảnh sát. Nghi can này sau đó làm nghề kinh doanh bán xe hơi, vì thế có điều kiện để đi lại khắp London và tiếp cận tòa nhà Heron. Tuy nhiên, có một vấn đề mà cách giải thích của Seabrook đưa ra khó thuyết phục, đó là tại sao một kẻ sát nhân hàng loạt như “Jack the Stripper” lại đột nhiên ngừng ra tay giết người?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân ([Tên nguồn])
Sát nhân giết hàng loạt gái gọi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN