Sập bẫy "bóc hàng" ở quán bar, quán hát, khách xử lý thế nào?
Theo luật sư, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có thủ đoạn khác khiến nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của nhân viên quán bar thì đó là hành vi cướp tài sản.
Trang – quản lý quán bar Magic Lounge và các đồng phạm là cổ đông, nhân viên quán bar.
Dùng gái xinh “câu” khách để đánh, cướp
Ngày 16/11, Công an quận Đống Đa, TP.Hà Nội đang củng cố hồ sơ, xử lý 18 đối tượng là cổ đông, quản lý, nhân viên quán bar Magic Lounge có địa chỉ tại 106 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa về hành vi Cướp tài sản.
Theo cơ quan công an, quán bar Magic Lounge được mở kinh doanh đồ uống, bóng cười từ năm 2019. Đến tháng 3/2020, chủ quán thuê Nguyễn Thị Minh Trang (SN 1993, trú tại phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội) lên chương trình hoạt động với mục tiêu phải đạt được doanh thu trên 1,6 tỷ đồng/tháng.
Trang đã xây dựng mô hình nhân sự, phổ biến cho nhân viên nữ có ngoại hình nóng bỏng, sử dụng mạng xã hội như Tinder, Facebook, Badoo... để “câu” khách đến quán. Trước khi khách đến, nhân viên sẽ bày sẵn “bàn tiệc”. Khi khách đến và ngồi 1 lúc, nhân viên nữ sẽ lặng lẽ bỏ trốn, để lại khách phải thanh toán toàn bộ số dịch vụ ăn uống trên bàn.
Nếu khách không có tiền, quán sẽ “giữ” lại đồ có giá trị. Trường hợp khách không trả, quán sẽ cho quản lý, nhân viên “bảo an” ra đe doạ, manh động hơn là đánh đập để khách phải trả tiền.
Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định với thủ đoạn trên, các đối tượng đã thực hiện 4 vụ cướp tài sản, các nạn nhân buộc phải thanh toán số tiền từ 10 - 40 triệu đồng. Mọi hoạt động, “doanh thu” đều được Trang báo cáo cho chủ quán và các cổ đông.
"Cái kết" cho nữ quản lý đạo diễn màn cướp tài sản của khách
Liên quan đến vụ việc, ngày 16/11, trao đổi với PV, Tiến sĩ – luật sư (TS.LS) Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp nhận định, vụ án nói trên là một vụ cướp có thủ đoạn tinh vi, táo tợn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến Tài sản của nhiều khách hàng. Bởi vậy việc cơ quan điều tra kịp thời phát hiện, triệt phá nhóm tội phạm này là cần thiết.
TS.LS Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp.
“Theo quy định của pháp luật thì việc cung cấp dịch vụ giải trí, dịch vụ ăn uống theo hình thức quán bar là kinh doanh có điều kiện, có sự quản lý của nhà nước. Cơ sở kinh doanh bán các hàng hóa, cung ứng các dịch vụ phải trên cơ sở giấy phép kinh doanh, phải niêm yết giá. Sử dụng các hàng hóa dịch vụ tại cơ sở kinh doanh này phải có sự thỏa thuận tự nguyện giữa khách và cơ sở kinh doanh.
Khi khách chưa có yêu cầu cụ thể về loại đồ ăn, thức uống, dịch vụ nào thì không được phép tính tiền”, TS.LS Cường nói.
Theo TS.LS Cường, trường hợp cổ đông biết kế hoạch và cách thức hoạt động của quán bar do Trang bày ra, vẫn hưởng lợi mà không ngăn chặn, thống nhất để Trang tiếp tục điều hành quán, chiếm đoạt tài sản của khách được xác định là đồng phạm tội cướp tài sản. Trường hợp nhân viên tự ý bật bia, đồ uống, bày biện đồ ăn theo yêu cầu, chỉ đạo của Trang để chiếm đoạt tài sản của khách cũng được xác định là đồng phạm về tội này.
“Cơ quan điều tra sẽ làm rõ đối tượng nào đã đe đoạ, uy hiếp tinh thần của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản để xác định hành vi phạm tội với vai trò là người thực hiện hành vi phạm tội. Còn với những người khác mà biết việc có người yêu cầu khách hàng thanh toán hoá đơn bằng cách đe doạ, uy hiếp tinh thần của nạn nhân nhưng vẫn đồng tình, thậm chí còn chỉ đạo, giúp sức hoặc xúi giục thì sẽ được xác định là đồng phạm về tội cướp tài sản”, TS.LS Cường cho hay.
TS.LS Đặng Văn Cường cho biết, nếu hành vi bán hàng không niêm yết giá hoặc bán hàng cao hơn mức giá niêm yết, tính giá gian lận dẫn đến tranh chấp thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình tranh chấp đó mà nhân viên, quản lý của cơ sở kinh doanh này sử dụng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác khiến cho khách hàng bị đe dọa, uy hiếp nghiêm trọng về tinh thần, buộc phải thanh toán tiền thì đây là hành vi cướp tài sản, hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản và có thể đối mặt với khung hình phạt từ 7 – 15 năm tù giam.
Bên trong quán bar Magic Lounge.
“Ép mua, ép bán” cũng phải nhận “kết đắng”
Cũng theo TS.LS Cường, cổ đông, quản lý, nhân viên quán bar Magic Lounge nếu không tham dự vào việc cướp tài sản của khách mà thuộc trường hợp gian lận cân đo, đong điểm trong việc tính tiền mà chiếm đoạt số tiền từ 5.000.000 đồng trở lên, không có yếu tố đe dọa uy hiếp tinh thần thì hành vi này vẫn có thể bị xử lý hình sự về tội lừa dối khách hàng có khung hình phạt cao nhất từ 1 – 5 năm tù giam.
Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí khác hoạt động theo hình thức “ép mua, ép bán” tương tự như quán bar Magic Lounge đều có chế tài xử lý vi phạm. Nếu số tiền chiếm đoạt của khách hàng dưới 5.000.000 đồng có thể bị xử lý vi phạm hành chính, số tiền vượt quá 5.000.000 đồng có thể bị xử lý cùng tội danh lừa dối khách hàng.
TS.LS Cường khuyến cáo nếu gặp trường hợp “ép mua, ép bán” như trên, nếu tính mạng, sức khỏe bị đe dọa đến mức buộc phải đưa tiền thì bị hại có thể lưu lại chứng cứ bằng hình ảnh, âm thanh (ghi âm, ghi hình) sau đó trình báo ngay đến cơ quan công an.
“Trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các cơ sở kinh doanh. Nên chọn các cơ sở kinh doanh dịch vụ có uy tín”, TS.LS Cường nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo cơ quan công an, Nguyễn Thị Minh Trang chưa có tiền án, tiền sự tuy nhiên là người lập ra kế hoạch dùng gái xinh “câu”...