Phúc thẩm Huyền Như: LS của Vietinbank đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm

Sáng nay (30.12) các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của cho Vietinbank đưa ra các quan điểm đối đáp lại nhận định của Viện Kiểm sát (VKS) và các nguyên đơn dân sự trong vụ án. Tại đây các luật sư bảo vệ cho Vietinbank đã đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Về quan điểm của VKS liên quan đến 5 công ty (Toàn Cầu, Phương Đông, SBBS, An Lộc, Hưng Yên - nguyên đơn dân sự trong vụ án) có mở tài khoản tại Vietinbank, sau đó bị Huyền Như chiếm đoạt, luật sư Trung cho rằng, VKS đã quên không quan tâm mục đích mở tài khoản, nguồn tiền của các công ty này, họ đã chuyển khoản và sử dụng tài khoản như thế nào, tại sao họ lại bỏ mặc cho Huyền Như sử dụng tài khoản?

Phúc thẩm Huyền Như: LS của Vietinbank đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm - 1 

Đại diện VKS Nhân dân Tối cao tại tòa

Theo luật sư Trung, khoản tiền là tài sản của các nguyên đơn dân sự giao dịch với Huyền Như và các khoản thu lợi bất chính, do các nguyên đơn dân sự đều có lỗi, thậm chí là tội phạm đã bị xử phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đáng lý ra toàn bộ số tiền này bị sung công quỹ. Bản án sơ thẩm buộc Huyền Như bồi thường tiền đã chiếm đoạt cho các nguyên đơn và không sung công đã là chiếu cố.

Trong phần đối đáp, luật sư Trung dẫn một số điều luật trong Bộ Luật tố tụng hình sự, qua đó ông cho rằng không có cơ sở để hủy phần bản án liên quan đến 5 công ty như đề nghị của VKS. Căn cứ theo điểm a, khoản 2, điều 248, Bộ luật Tố tụng hình sự ông đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn dân sự và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư Nguyễn Thị Bắc, cùng bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Vietinbank phản bác quan điểm của VKS khi cho rằng việc Huyền Như chiếm đoạt tiền là rủi ro của Vietinbank. Theo bà Bắc VKS chưa giải thích tại sao, những rủi ro đó chỉ gắn với những đơn vị mắc bẫy lãi suất của Huyền Như.

Phúc thẩm Huyền Như: LS của Vietinbank đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm - 2


Các bị cáo tại phiên xét xử phúc thẩm  

Về quan điểm của VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm liên quan đến 5 công ty để điều tra tội Tham ô tài sản của Huyền Như, luật sư Bắc cho rằng quan điểm này có dấu hiệu trái với quy định của Bộ luật Hình sự. Theo bà không có kháng cáo, kháng nghị với Huyền Như. Với một bản án đã có hiệu lực thì Huyền Như không phải là đối tượng điều chỉnh của tòa phúc thẩm mà phải là cấp giám đốc thẩm theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo. Vì vậy luật sư Bắc cho rằng, cấp phúc thẩm không có quyền quyết định tội Tham ô tài sản - tội danh nặng hơn đối với Huyền Như.

Riêng đối với trường hợp của Ngân hàng ACB và Công ty SBBS, bà Bắc cho rằng với việc mất tiền của Công ty SBBS, nhân viên của Công ty SBBS đã vô trách nhiệm để nhận lót tay vài tỷ đồng. Theo quan điểm của bà Bắc, rõ ràng ở đây, Công ty SBBS đã làm việc với cá nhân Huyền Như, không làm việc với Vietinbank.

Trong phần đối đáp với quan điểm của công tố viên về Công ty An Lộc, luật sư Lê Hồng Nguyên, Bảo vệ cho ngân hàng Vietinbank đã dẫn lại lời khai của lãnh đạo Công ty An Lộc tại cơ quan điều tra về mục đích mở tài khoản. Cụ thể Công ty An Lộc cho rằng không có nhu cầu, việc mở nhằm mục đích cho một tổ chức tín dụng gửi tiền để hưởng chênh lệch.

Theo ông Nguyên, tài khoản của Công ty An Lộc bị Huyền Như lừa đã vi phạm quy định 1284 của NHNN về việc: Không được cho thuê, cho mượn tài khoản…Tiếp tục nêu quan điểm của VKS về mục đích mở tài khoản của nhóm nhân viên ACB và Navibank cũng nhằm chuyển tiền của hai ngân hàng này nhằm hưởng lãi chênh lệch, ông Nguyên cho rằng cùng một vấn đề nhưng VKS đặt hai quan điểm khác nhau. Trên cơ sở lập luận của mình, ông Nguyên đề nghị HĐXX xem xét lại vụ án này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hữu ([Tên nguồn])
"Siêu lừa" 4.000 tỷ Huỳnh Thị Huyền Như Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN