Nước mắt bà ngoại trong phiên toà xét xử mẹ và cha dượng bạo hành con đến tử vong

Sau phiên toà, bà Dự gào khóc trong đau đớn “tôi cũng làm mẹ, con gái tôi cũng làm mẹ nhưng tôi không làm được như nó, giết chính con đẻ của mình".

Clip: Lời kể của bà ngoại vụ mẹ đẻ cha dượng bạo hành bé gái

Ngày 28/10, TAND TP.Hà Nội đưa Nguyễn Minh Tuấn (SN 1989) và Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1991, cả 2 cùng trú tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), ra xét xử sơ thẩm về tội “Giết người” và "Tàng trữ trái phép chất ma tuý".

Nạn nhân trong vụ án là cháu N.N.M.M (SN 2017, trú thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Cháu M. là con riêng của Lan Anh. Đây là vụ án với nhiều tình tiết đau lòng, khi thủ phạm là người mẹ đã nhẫn tâm ra tay sát hại chính đứa con ruột của mình.

Từ sáng sớm, bà Vũ Thị Dự (51 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội, bà ngoại cháu bé) đã có mặt tại toà án, chờ đợi phiên xét xử. Bà Dự mang theo di ảnh, quần áo, gấu bông, bình sữa của cháu M. đến phiên toà.

Bước đi không vững, bà Dự phải nhờ người dìu mình vào phòng xử. Nhìn thấy con gái, bà vừa thương vừa giận, lòng nhói đau và không cầm được nước mắt.

Bà Dự ôm di ảnh và bình sữa của cháu bé đến phiên toà, khóc nấc lên khi nhắc đến con gái và cháu gái.

Bà Dự ôm di ảnh và bình sữa của cháu bé đến phiên toà, khóc nấc lên khi nhắc đến con gái và cháu gái.

Phía ngoài, nhiều người dân, thậm chí một số người ở xa tận trong Sài Gòn cũng có mặt trước trụ sở toà án để theo dõi. Ai cũng bày tỏ sự phẫn nộ về hành vi mất nhân tính của Lan Anh và Tuấn. Họ đều mong muốn sẽ có bản án nghiêm khắc đối với 2 bị cáo này.

Đến 9h, hai bị cáo Tuấn và Lan Anh được áp giải đến tòa án. Tuấn vào phòng xét xử với vẻ mặt lạnh lùng, còn Lan Anh luôn cúi gằm mặt, né ống kính của phóng viên.

Vụ án có 9 luật sư đến phiên toà, trong đó có 7 luật sư bào chữa cho bị cáo Lan Anh và bị cáo Tuấn. Còn 2 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại.

Tại phiên toà, luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt và có đơn xin hoãn nên sau khi hội ý HĐXX quyết định hoãn phiên toà sang một ngày xét xử khác.

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Mẹ con gặp nhau tại phòng xử án, Lan Anh tỏ rõ thái độ lạnh lùng khi đối mặt với bà Dự tại phiên toà. Dù được mọi người khuyên nhìn xuống để tạ lỗi với mẹ và con gái nhưng bị cáo không chút động lòng.

Kể từ khi xảy ra chuyện đau lòng, bà Dự đã đợi rất lâu để đến phiên toà, đòi lại công bằng cho cháu nhỏ. Tòa bị hoãn khiến bà Dự vô cùng bức xúc, ôm di ảnh cháu bật khóc nức nở. Bà cho rằng, tội trạng của 2 bị cáo đã rõ ràng, trước sau gì cũng phải chịu tội không nên trì hoãn.

“Đau đớn lắm, tôi cũng làm mẹ, con gái tôi cũng làm mẹ nhưng tôi không làm được như nó, giết chính con đẻ của mình, mọi người hãy hiểu cho tôi. Giờ tôi không biết nói gì, chỉ biết nhờ vào pháp luật”, bà Dự khóc nấc nói.

Từng câu, từng chữ trong bản cáo trạng đã khơi lại nỗi đau của bà Dự. Dù con gái gây ra tội ác tày trời nhưng với một người mẹ khi nhìn con vướng vòng lao lý, bà Dự lại Chẳng can tâm.

Bà Dự luôn đặt ra câu hỏi: "Tại sao lại có người mẹ như Lan Anh?". Bà bức xúc cũng chỉ vì Lan Anh quá tàn nhẫn. Bà mong muốn Lan Anh hãy nhận lỗi và suy ngẫm về những gì đã gây ra cho con gái mình.

Nghĩ đến đứa cháu tội nghiệp, bà Dự chưa hết ám ảnh cảnh Lan Anh và Tuấn đánh đập dã man cháu M. Trong lúc tra tấn cháu, Lan Anh vẫn gọi điện về cho bà Dự, bảo: "Mẹ ơi, chúng con yêu M. lắm, M. ăn hết một bát cơm đầy, thịt xé nhỏ và chan canh".

"Bé M. rất thiệt thòi, không được ở cùng bố mẹ từ khi lọt lòng. Tôi đã rất mừng khi nghĩ rằng chúng nó bù đắp cho con bé, nhưng ai ngờ đâu chúng nó giả dối, hành hạ con bé suốt 24 ngày, dã man và không còn nhân tính”, bà Dự kể lại.

Bà ngoại ôm quần áo, gấu bông của cháu bé.

Bà ngoại ôm quần áo, gấu bông của cháu bé.

Lan Anh sau khi sinh M. thì để con gái cho bà Dự chăm sóc, không đoái hoài. Khi Lan Anh ngỏ ý đón con về chơi, bà Dự đã nghĩ rằng người mẹ, người cha nào cũng yêu con nên bà tin tưởng, không hề đắn đo suy nghĩ. Nhưng bà không ngờ được đó cũng là lần cuối bà được nghe M. gọi là "bà yêu". 

Thời gian cháu M. ở cùng mẹ ruột và cha dượng bà Dự đều gửi thức ăn và rau sạch sang cho cháu bé ăn.

“Vợ chồng nó hành hạ, tra tấn con bé quá dã man vậy mà tôi không hề hay biết gì. Chồng nó đánh đã đành, đây mẹ ruột còn lôi con lên để đánh tiếp thì không còn gì để nói. Con bé đói đòi uống sữa mà chúng nó cũng không cho, để con bé chết đói, chết khát”, bà Dự đẫm nước mắt.

Về phần Tuấn, bà Dự mong muốn, Tuấn phải chịu hình phạt cao nhất, phải bị loại bỏ khỏi xã hội để những đứa trẻ khác không phải chịu cảnh bạo hành như M. 

Mỗi ngày từ khi bé M. qua đời, bà Dự luôn đau đớn, ngày nào bà cũng nghĩ về cháu. Bà nghĩ cháu vẫn quanh quẩn bên bà than khóc, kêu đói.

Theo cáo trạng, năm 2016, Lan Anh sinh cháu M, sau đó ly thân với chồng, ôm con gái về sống với mẹ đẻ là bà Vũ Thị Dự.

Năm 2018, Lan Anh có quan hệ tình cảm với Tuấn và có con chung. Cả 2 đều là đối tượng nghiện ma túy đá. Đến tháng 10/2019, hai người thuê một căn hộ mini ở ngõ 46 Phạm Ngọc Thạch (phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội).

Ngày 5/3/2020, Lan Anh đưa cháu M. từ nhà mẹ đẻ về sống cùng và bắt cháu M. quỳ trong chậu nhiều lần. Cặp vợ chồng này khai nhận, cả hai thường xuyên đánh đập, hành hạ cháu M., hành vi này kéo dài gần 1 tháng.

Đỉnh điểm, từ 8h – 23h ngày 29/3, Tuấn và Lan Anh đã không cho cháu M. ăn uống, dùng cán chổi kim loại và chân tay đánh đập cháu M.

Đến 8h30 sáng 30/3, cháu M. mệt, không uống được sữa và bị nôn. Thấy vậy, Lan Anh đã gọi taxi đưa con đến Bệnh viện Đại học Y cấp cứu.

Cháu M. nhập viện trong tình trạng trên người có nhiều vết bầm tím, dấu hiệu bị bạo hành. Do vết thương quá nặng, cháu M. đã tử vong.

Mẹ đẻ, cha dượng đánh chết con: Xót xa cảnh bà khóc nấc ôm gấu bông của cháu đến tòa

"Khi chúng về đón cháu tôi đi, tôi đã gửi thức ăn. Vậy mà chúng để con bé chết đói, hành hạ gần 1 tháng trời”,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN