Nữ du khách tố bị nhân viên làm việc trên tàu hiếp dâm: Nạn nhân rút đơn, vụ việc sẽ được xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu nạn nhân không muốn xử lý nghi phạm thì có quyền rút đơn và vụ việc phải được đình chỉ.
Khoảng 10h30' ngày 9/4/2023, Công an huyện Cát Hải (Hải Phòng) tiếp nhận tin báo của nữ du khách nước ngoài nghỉ đêm trên Vịnh Lan Hạ tố cáo chị bị một nhân viên làm việc trên tàu ERA HP-4888 (tàu mà du khách nghỉ đêm) hiếp dâm vào đêm hôm trước. Cụ thể, nhân viên bị tố là P.V.H (SN 1989, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Sau khi nhận tin báo, Công an huyện Cát Hải đã triển khai lực lượng tiến hành xác minh vụ việc, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của những người có liên quan.
Qua làm việc, nữ du khách cho biết, do uống rượu, bia nên chị không làm chủ được mình và cũng không nhớ các diễn biến sau đó. Đến tối 9/4, nữ du khách này bất ngờ có đơn xin không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh P.V.H (nhân viên làm việc trên tàu nghỉ đêm trên Vịnh) về hành vi hiếp dâm.
Bình luận về vụ việc này, Luật gia Trần Văn Hiếu- Chi hội Luật gia (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định, theo khoản 1 (Điều 141, Bộ luật Hình sự 2015) quy định về tội "Hiếp dâm": Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tuy nhiên, do đây là tội danh chỉ được khởi tố khi có đơn yêu cầu của bị hại nên nếu nạn nhân rút đơn thì vụ việc sẽ phải đình chỉ và nghi phạm sẽ không bị xử lý hình sự.
Theo Luật gia Trần Văn Hiếu, nếu nạn nhân rút đơn, vụ việc sẽ được đình chỉ và nghi phạm sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi hiếp dâm
Luật gia Trần Văn Hiếu chia sẻ, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là một chế định có từ rất lâu của luật tố tụng hình sự nước ta. Đây là một chế định cho phép đối với một số tội phạm (chủ yếu thuộc khoản 1 các tội xâm phạm về nhân thân và tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ), bị hại có quyền quyết định việc có khởi tố vụ án hình sự hay không thông qua yêu cầu khởi tố. Đồng thời nếu việc khởi tố, điều tra, truy tố đã diễn ra nhưng bị hại thấy không muốn xử lý người phạm tội nữa thì pháp luật cũng cho phép họ được quyền rút yêu cầu và lúc này vụ án phải được đình chỉ.
Điều 155 (BLTTHS năm 2015) quy định: "Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết;
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án".
Luật gia Hiếu phân tích: "Đối với những vụ việc rơi vào một trong các trường hợp trên, nếu không có yêu cầu khởi tố của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố không được khởi tố. Trường hợp là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không thể hiện được ý chí của mình thì khi muốn khởi tố phải có sự đồng ý của người đại diện. Trong vụ việc cụ thể tại huyện Cát Hải, nếu nữ du khách tự nguyện rút đơn thì nghi phạm sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi hiếp dâm".
Chị Robert C.A. cho biết do uống rượu bia, không làm chủ được mình, không nhớ những diễn biến sau đó. Đến tối 9-4, chị này đã có đơn xin từ chối giám định và xin không truy...
Nguồn: [Link nguồn]